Page 77 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 77
Sự xuất hiện của ấu trùng giun chỉ về đêm ở máu ngoại vi được nhận xét từ
lâu và có nhiều giả thuyết giải thích hiện tượng này, tuy nhiên vẫn chưa được
khẳng định:
- Giả thuyết sinh tồn: muốn bảo toàn nòi giống, ấu trùng giun chỉ phải vào
được cơ thể muỗi, vật chủ trung gian truyền bệnh. Các muỗi truyền bệnh giun
chỉ (Culex, Anopheles, Mansonia) đều hoạt động và hút máu về đêm. Có những
nơi như một số đảo Thái Bình Dương, muỗi truyền giun chỉ là Aedes scutellaris
hoạt động hút máu ban ngày nên ở những nơi này ấu trùng giun chỉ xuất hiện
trong máu ngoại vi cả ngày lẫn đêm.
- Giả thuyết về sự giãn mao mạch khi ngủ: ấu trùng giun chỉ tập trung ở các
mao mạch nội tạng (tim, phổi, gan, thận). Khi ngủ, mao mạch giãn nở, ấu trùng
giun chỉ có thể xuất hiện ở máu ngoại vi. Nếu thay đổi chế độ sinh hoạt: làm
việc ban đêm, ngủ ban ngày thì ấu trùng giun chỉ xuất hiện ở máu ngoại vi vào
ban ngày. Hoặc tiêm các thuốc gây giãn mạch máu thì ấu trùng giun chỉ xuất
hiện ở máu ngoại vi ngay sau khi tiêm.
3.4. Dịch tễ học
3.4.1. Phân bố bệnh giun chỉ W. bancrofti và B. malayi trên thế giới
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới năm 2013, có gần 1,4 tỷ người ở
73 quốc gia trên toàn cầu có nguy cơ nhiễm giun chỉ bạch huyết và có hơn 120
triệu người đang nhiễm bệnh trong đó có 40 triệu người bị biến dạng và mất khả
năng do bệnh gây ra. Nguyên nhân là do giun chỉ bạch huyết làm cho hệ thống
bạch huyết thay đổi và mở rộng bất thường gây ra đau đớn và tàn tật nghiêm
trọng
Bệnh giun chỉ bạch huyết hiện nay đã được thanh toán ở Bắc Mỹ, Nhật
Bản, Úc, và một số nước đã khống chế được bệnh này như Trung Quốc.
W.bancrofti phổ biến khắp thế giới trong các cùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới: châu Phi, châu Á, Philippines, Indenesia và các đảo ở phía nam Thái Bình
Dương, Ấn Độ, Costa Rica và phía bắc của nam Mỹ
3.4.2. Dịch tễ học giun chỉ W. bancrofti và B. malayi ở Việt Nam
Hiện nay, bệnh giun chỉ bạch huyết ở Việt Nam gần như đã bị loại trừ.
74