Page 74 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 74
Nhiều hơn, không rõ
Hạt nhiễm sắc Ít, rõ ràng
ràng
Có (dấu hiệu quan trọng
Hạt nhiễm sắc cuối đuôi Không có
để phân loại)
Ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi có hình dạng giun nhỏ, bao bọc ngoài
cùng là một vỏ mà được gọi tên là áo, trên tiêu bản nhuộm lớp áo bắt màu khá
rõ. Trong cơ thể có phần đầu và phần đuôi. Thân ấu trùng giun chỉ uốn éo đều
đặn, chứa các hạt nhiễm sắc. Hạt nhiễm sắc cuối đuôi là đặc điểm quan trọng để
phân biệt ấu trùng giun chỉ của hai loại này.
3.3. Chu kỳ
3.3.1. Đặc điểm chu kỳ
Chu kỳ của giun chỉ là chu kỳ phức tạp. Muốn hoàn thành chu kỳ phát
triển, giun chỉ bắt buộc phải phát triển qua hai vật chủ, vật chủ chính là người,
vật chủ phụ (vật chủ trung gian) là muỗi truyền bệnh.
Người (vật chủ chính) Muỗi (vật chủ trung gian)
3.3.2. Vị trí ký sinh
Giun chỉ trưởng thành sống ký sinh trong hệ bạch huyết. Ấu trùng giun chỉ
được đẻ ra trong hệ bạch huyết, sau đó ấu trùng di chuyển từ hệ bạch huyết sang
hệ tuần hoàn máu.
3.3.3 Đường xâm nhập
Người bị mắc bệnh giun chỉ là do muỗi có ấu trùng ở giai đoạn gây nhiễm
đốt người, ấu trùng sẽ theo vòi muỗi xâm nhập vào máu người.
3.4. Diễn biến chu kỳ
3.4.1. Trong cơ thể muỗi
Muỗi đúng loài thích hợp truyền bệnh thì mới có khả năng tạo cho ấu trùng
phát triển, nếu không phải là loài thích hợp thì ấu trùng không có khả năng phát
triển trong cơ thể muỗi.
Khi muỗi thích hợp hút máu người là điều kiện để ấu trùng giun chỉ ở máu
ngoại vi xâm nhập vào dạ dày muỗi. Người ta thấy ấu trùng không phải thụ động
71