Page 59 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 59
Bài 3: GIUN LƯƠN, GIUN XOẮN, GIUN CHỈ
(Strongyloides stercoralis, Trichinella spiralis,
Wuchereria bancrofti /Brugia malayi)
Mục tiêu học tập:
1. Mô tả được đặc điểm hình thể của giun lươn, giun xoắn, giun chỉ.
2. Trình bày được chu kỳ phát triển, tác hại của giun lươn, giun xoắn, giun
chỉ.
3. Nêu đặc điểm dịch tễ học của giun lươn, giun xoắn, giun chỉ.
4. Nêu các phương pháp chẩn đoán giun lươn, giun xoắn, giun chỉ.
5. Phân tích các biện pháp phòng chống bệnh giun lươn, giun xoắn, giun
chỉ.
1. GIUN LƯƠN (Strongyloides stercoralis)
Giun lươn được mô tả năm 1876 và cũng trong năm này, Normana phát
hiện thấy ở một lính viễn chinh Pháp cư trú tại miền Nam Việt Nam có giun
lươn, kèm theo rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy và giun lươn được coi là nguyên nhân
gây bệnh tiêu chảy Nam Bộ. Sau này, nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy Nam Bộ
đã được xác định lại: Bệnh tiêu chảy Nam Bộ không phải đơn thuần do giun
lươn mà chỉ là một tình trạng viêm ruột sau lỵ, có giun lươn phối hợp.
1.1. Hình thể
1.1.1. Giun trưởng thành
- Giun lươn sống ký sinh: Giun cái trưởng thành dài khoảng 2 mm, chiều
ngang khoảng 34 m. Giun lươn cái có đầu thon dài và đuôi nhọn. Giun lươn
đực trưởng thành dài 0,7 mm, chiều ngang 36 m, đuôi cong hình móc, có 2 gai
sinh dục.
Giun lươn miệng có hai môi, tiếp theo miệng giun là thực quản hình ống,
dài tới 1/4 chiều dài của thân; vỏ thân giun có khía ngang, nông. Tiếp theo thực
quản là ruột, dẫn tới hậu môn ở phần cuối đuôi.
- Giun lươn sống tự do ở ngoại cảnh: giun lươn có thể sinh sống và phát
triển ở ngoại cảnh (thế hệ tự do), cả giun đực và giun cái, có kích thước nhỏ hơn
giun lươn ký sinh ở ruột.
56