Page 48 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 48

-  Nuôi  cấy  phân  tìm  ấu  trùng: thường  dùng  kỹ  thuật  nuôi  cấy  trên  giấy

                  thấm trong ống nghiệm, cần chú ý phân biệt với ấu trùng giun lươn.

                        - Kỹ thuật xét nghiệm gián tiếp (chẩn đoán miễn dịch học), thường được áp

                  dụng trong điều tra dịch tễ học.

                  2.6. Điều trị

                        Nguyên tắc điều trị: kết hợp điều trị đặc hiệu với điều trị triệu chứng (điều

                  trị thiếu máu, thiếu sắt, thiếu acid folic và protein). Kết hợp điều trị với điều

                  chỉnh chế độ ăn đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng.

                        Các thuốc điều trị:

                        - Mebendazol: ít độc, tác dụng với nhiều loại giun. Liều lượng: nhiễm nhẹ

                  (liều duy nhất 500mg), nhiễm trung bình và nặng (500mg/ngày x 3 ngày).

                        - Albendazol: Liều lượng: nhiễm nhẹ (liều duy nhất 400mg), nhiễm trung

                  bình và nặng (400mg/ngày x 3 ngày).

                        -  Pyrantel  pamoat:  Thuốc  có  tác  dụng  như  acetylcholin  làm  cơ  giun  co


                  mạnh cấp tính, ngừng co bóp và ức chế cholinesterase, làm liệt cứng cơ giun.
                  Liều lượng: Trẻ em và người lớn liều 10 mg/kg/ngày x 3 ngày.


                  2.7. Phòng bệnh
                        Về nguyên tắc, phòng bệnh giun móc/mỏ giống như phòng bệnh giun đũa.


                        - Vệ sinh môi trường: sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nên phóng uế bừa
                  bãi ra môi trường, không dùng phân tươi hay phân chưa qua xử lý hoặc chưa ủ


                  kỹ để bón cho cây và hoa màu, không để chó gà, tha phân ra ngoài gây ô nhiễm

                  môi trường

                        - Diệt ấu trùng ở ngoại cảnh: Đây là vấn đề khó thực hiện được đầy đủ và

                  rộng khắp. Có thể dùng một số hóa chất như vôi bột, crezyl, muối hoặc môi

                  trường nước để diệt ấu trùng.

                        - Phòng nhiễm ấu trùng qua da: Trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với

                  phân, đất nhất là những người làm ruộng, chăm sóc thu hái hoa màu vào buổi

                  sáng.

                        - Tẩy giun định kỳ: 6 tháng hoặc 12 tháng một lần.





                                                              45
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53