Page 35 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 35
tinh (88-93 x 38-44 m), lớp vỏ albumin không rõ, nhân không thành một khối
gọn, chắc mà phân tán.
Theo Broun và Cort, ước tính một con giun đũa cái ở tử cung có khoảng 24
triệu trứng và mỗi ngày giun cái đẻ trên 200.000 trứng.
1.2. Chu kỳ
1.2.1. Đặc điểm chu kỳ
- Chu kỳ của giun đũa thuộc chu kỳ đơn giản.
Người Ngoại cảnh
- Mầm bệnh không có khả năng phát triển trong cơ thể người mà bắt buộc
phải có thời gian phát triển ở ngoại cảnh mới có khả năng lây nhiễm cho người.
- Điều kiện cần thiết để mầm bệnh có thể phát triển ở ngoại cảnh:
0
+ Nhiệt độ thích hợp: 25-30 C.
+ Ẩm độ thích hợp: 70-80%.
+ Có oxy.
- Giun đũa: Ký sinh ở ruột non.
1.2.2. Diễn biến chu kỳ
Giun đũa ký sinh ở ruột non của người và ăn các sinh chất đã được tiêu hoá
ở ruột.
Giun đũa trưởng thành sống ở ruột non, thường là đoạn đầu và giữa của
ruột non. Giun đực và giun cái trưởng thành giao hợp với nhau và giun cái đẻ
trứng. Trứng theo phân ra ngoài ngoại cảnh. Khi gặp điều kiện thích hợp (nhiệt
độ, độ ẩm và oxy), thì sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng. Nếu người ăn phải
trứng có ấu trùng thì trứng có ấu trùng sẽ qua đường tiêu hoá vào cơ thể nguời.
Tại đường tiêu hoá trứng có ấu trùng bị sự co bóp của dạ dầy và dịch của đường
tiêu hoá làm ấu trùng thoát vỏ. Ấu trùng sẽ vào các mao mạch ở ruột rồi vào tĩnh
mạch mạc treo và tới gan. Từ gan qua tĩnh mạch chủ vào tim phải và qua động
mạch phổi lên phổi.
Ấu trùng ở giai đoạn phổi là thời gian ấu trùng xuất tiết và là kháng nguyên
gây ra các triệu chứng bệnh lý cho người. Ngược lại, giai đoạn này cũng là thời
gian gây cho cơ thể xuất hiện kháng thể chống giun đũa. Trong thời gian ở phổi,
32