Page 34 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 34
năng hút sinh chất trong ruột người, còn ruột ngắn và đơn giản vì thức ăn của
giun là các sinh chất đã được người tiêu hoá rồi.
- Giun đũa cũng có các bộ máy tuần hoàn, bài tiết, thần kinh nhưng đơn
giản.
1.1.2. Trứng giun đũa
1 2 3 4
Hình 2.2. Trứng giun đũa
1: Trứng chưa phát triển, 2: Trứng mất vỏ albumin, 3: Trứng có ấu trùng,
4: Trứng chưa thụ tinh
Trứng giun đũa hình bầu dục có kích thước chiều dài 45-75 m, chiều
ngang 35-50 m. Vỏ trứng giun đũa gồm 3 phần chính:
- Ngoài cùng là lớp vỏ albumin xù xì, có chức năng làm kết dính trứng với
các vật dụng, tăng khả năng khuyếch tán của trứng giun đũa. Phần vỏ này
thường bắt màu vàng là màu của phân (Stercobiline). Ở ngoại cảnh, màu vàng
của lớp vỏ albumin dần dần mất đi, lớp albumin sẽ khô và bong ra để lại lớp vỏ
dày bên trong.
- Lớp vỏ dày có cấu trúc đa phân tử, có độ dày khoảng 3-5 m và có sức
chống đỡ cao với các loại hoá chất. Lớp vỏ dày chỉ bị mỏng và rách khi ấu trùng
thoát vỏ trong cơ thể người dưới tác dụng của dịch vị tiêu hóa và co bóp của bộ
máy tiêu hoá.
- Lớp vỏ mỏng: trong lớp vỏ dày, có khả năng trao đổi chất để bảo vệ khả
năng sống của trứng.
Trứng giun đũa mới được bài xuất ra khỏi cơ thể nhân gọn thành một khối.
Đa số trứng đã được thụ tinh, một số ít là trứng chưa thụ tinh. Trứng chưa
thụ tinh phần lớn hình hơi dài, hai đầu dẹt, kích thước to hơn trứng đã được thụ
31