Page 25 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 25
- Phổ biến nhất là các bệnh giun sán (nhất là giun), sốt rét...
- Từng vùng có đặc thù riêng về bệnh ký sinh trùng, như bệnh ngủ (do
trùng roi đường máu và nội tạng) có nhiều ở châu Phi, bệnh Kala - azar, giun chỉ
bạch huyết ở một số nước Á - Phi.
- Ngày nay tuy đã thay đổi nhiều về kinh tế - xã hội - văn hoá - giáo dục
nhưng ký sinh trùng và bệnh do chúng gây ra vẫn còn gặp ở nhiều nước trên thế
giới và gây nhiều tác hại.
8.8.2. Ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới với khá đầy đủ về đặc điểm địa hình,
khu hệ động thực vật rất phong phú,...về mặt kinh tế - xã hội cũng chỉ là nước
đang phát triển, kinh tế, dân trí nói chung còn thấp ở nhiều bộ phận dân chúng,
phong tục tập quán ở nhiều vùng còn lạc hậu, nên nhìn chung ký sinh trùng và
nhiều bệnh ký sinh trùng vẫn còn rất phổ biến.
Việt Nam có hầu hết các loại ký sinh trùng đã được mô tả trên thế giới
với mức độ khác nhau. Hàng đầu là các bệnh giun sán:giun đũa, giun móc, giun
tóc, giun kim, sán lá gan, sán dây, sán lá phổi, bệnh sốt rét, bệnh đơn bào như
amip, trùng roi đường tiêu hóa, tiết niệu...
Các bệnh ký sinh trùng thú y ở gia súc, gia cầm, thú nuôi, thú hoang khá
phổ biến ở nước ta, trong đó có những bệnh có thể lây sang người như sán dây,
sán lá gan lợn, giun xoắn...
9. CHẨN ĐOÁN BÊNH KÝ SINH TRÙNG
9.1. Chẩn đoán lâm sàng
Nhiều bệnh ký sinh trùng hoặc nhiều bệnh nhân mắc bệnh ký sinh trùng,
hoặc có giai đoạn của bệnh các dấu hiệu lâm sàng khá rõ, có khi điển hình hoặc
đặc hiệu dễ chẩn đoán. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp chẩn đoán rất khó hoặc
thậm chí không thể chẩn đoán bằng lâm sàng được.
9.2. Chẩn đoán xét nghiệm
Có giá trị chẩn đoán xác định
- Bệnh phẩm để xét nghiệm:
22