Page 26 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 26
+ Phân: khối lượng lấy, vị trí lấy, thời gian lấy,... là tuỳ từng trường
hợp. Rất nhiều loại ký sinh trùng thải mầm bệnh qua phân. Vì vậy phân là một
loại bệnh phẩm phổ biến nhất và quan trọng nhất trong chẩn đoán xét nghiệm
bệnh ký sinh trùng.
+ Máu: có thể tìm trực tiếp ký sinh trùng trong máu (giun chỉ, sốt
rét, trùng roi,...) hoặc gián tiếp qua các phản ứng huyết thanh học để chẩn đoán
các bệnh ký sinh trong máu, mô. Thời gian lấy máu, vị trí lấy máu, khối lượng
máu lấy, lấy máu làm tiêu bản ngay hay để lấy huyết thanh là tuỳ chỉ định cụ
thể.
+ Tủy xương: tuỷ xương cũng có thể được lấy để tìm ký sinh trùng
sốt rét khi cần thiết.
+ Mô: một số ký sinh trùng sống trong mô như ấu trùng sán dây, ấu
trùng giun xoắn... nên mô là một bệnh phẩm quan trọng để chẩn đoán các bệnh
này.
+ Dịch và các chất thải khác: Nước tiểu: trong nước tiểu có thể tìm
thấy ấu trùng giun chỉ, sán máng. Đờm: tìm trứng sán lá phổi, vi nấm. Dịch tá
tràng: tìm trứng sán lá gan. Dịch màng phổi: tìm amip (trường hợp ap xe gan do
amip vỡ vào màng phổi)
+ Các chất sừng: tóc, móng, da, lông... để tìm vi nấm. Tất cả các
loại bệnh phẩm lấy xong được làm xét nghiệm càng sớm càng tốt, nhiều khi thời
gian được quy định rất chặt chẽ như xét nghiệm phân tìm amip thể hoạt động,
xét nghiệm phân tìm ấu trùng giun lươn...
+ Các mẫu vật để tìm ký sinh trùng: Ngoài chẩn đoán xác định bệnh ký
sinh trùng ở người, còn cần tìm ký sinh trùng ở vật chủ trung gian, ở môi trường,
ở ngoại cảnh...Các mẫu vật có thể là vật chủ trung gian (tôm, cua, cá), sinh vật
trung gian (ruồi nhặng, thực vật thuỷ sinh), nước (nước sạch, nước thải), thực
phẩm, đất bụi...
9.3. Chẩn đoán dịch tễ học, vùng
Do đặc điểm ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng liên quan mật thiết tới
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, các yếu tố địa lý, kinh tế - xã hội
23