Page 27 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 27
phong tục tập quán, hành vi.... nên việc phân tích các đặc điểm dịch tễ là rất cần
thiết cho việc chẩn đoán cá thể và nhất là chẩn đoán cho một cộng đồng, một
vùng lãnh thổ hẹp hoặc rộng.
9.4. Các kỹ thuật áp dụng trong chẩn đoán
Có rất nhiều kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp, từ trực tiếp đến gián tiếp...
tuỳ từng trường hợp cụ thể mà áp dụng cho thích hợp.
9.4.1. Tìm ký sinh trùng(con trưởng thành, trứng hoặc ấu trùng)
- Đãi phân tìm con giun, con sán, đốt sán. Ép mô để tìm ấu trùng sán dây,
ấu trùng giun xoắn. Làm tiêu mô/cơ (tìm ấu trùng giun xoắn, nang sán). Làm
tiêu chất sừng (để tìm vi nấm).
- Xét nghiệm vi thể với nhiều loại bệnh phẩm khác nhau, nhiều kỹ thuật
khác nhau, có thể xét nghiệm trực tiếp hoặc làm tập trung ký sinh trùng để tìm
dễ hơn, có thể xét nghiệm định tính hoặc cả định lượng, xét nghiệm tìm ký sinh
trùng sống hoặc chết, xét nghiệm tự nhiên hoặc nhuộm sống hoặc nhuộm chết.
- Nuôi cấy bệnh phẩm (cấy phân để tìm ấu trùng giun móc, cấy phân để
tìm amip, cấy da vào môi trường thích hợp để tìm nấm).
9.4.2. Xét nghiệm gián tiếp
Để xác định sự có mặt của ký sinh trùng hoặc hiện tượng ký sinh. Trong
rất nhiều trường hợp khó hoặc không thể tìm trực tiếp ký sinh trùng nên phải áp
dụng các phương pháp chẩn đoán gián tiếp, là tìm kháng thể co trong huyết
thanh của người bệnh.
Các phản ứng gián tiếp có thể là:
- Phản ứng huyết thanh học: có nhiều loại kháng nguyên được sử dụng để
làm các phản ứng miễn dịch như:
+ Thử nghiệm màu Sabin - Felman (để chẩn đoán bệnh do
Toxoplasma gondii).
+ Phản ứng VogelMinning (để chẩn đoán sán máng).
+ Phản ứng Roth (để chẩn đoán bệnh giun xoắn).
+ Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp hoặc gián tiếp (chẩn
đoán bệnh amip, sốt rét, trùng roi...).
24