Page 30 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 30
trùng sán dây lợn. Trong những bệnh như vậy nếu biết có số lượng ký sinh trùng
nhiều thì phải thận trọng trong quyết định liều thuốc dùng.
- Chọn thuốc
Một người có thể nhiễm một hay một vài loại ký sinh trùng như giun, có
loại bệnh dùng thuốc một lần khó có thể diệt hoàn toàn ký sinh trùng, có những
bệnh rất phổ biến, người nghèo thường lại mắc nhiều ...Vì vậy nếu có thể được
thì nên chọn thuốc có đặc điểm sau:
+ Tác dụng chữa nhiều loại (đối với giun).
+ Ít độc, có thể dùng một số lần trong năm.
+ Dễ và tiện sử dụng, những trường hợp thông thường có thể dùng thuốc
tại gia đình, tại cộng đồng (dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế).
- Giá thành chấp nhận được.
- Dễ kiếm, dễ mua, dễ bảo quản.
11. PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG
Để phòng chống bệnh ký sinh trùng có hiệu quả cần căn cứ vào các đặc
điểm sinh học của bản thân ký sinh trùng và vật chủ, đặc điểm dịch tễ học của
bệnh, điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường, ứng dụng các thành tựu của các
ngành khoa học khác vào phòng chống.
11.1. Nguyên tắc
- Phòng chống trên quy mô rộng lớn, vì hầu hết các bệnh ký sinh trùng là
chẳng của riêng ai, đa số là bệnh xã hội, phổ biến, nhiều ngời mắc, dễ lây lan.
- Phòng chống trong thời gian lâu dài, có các kế hoạch nối tiếp nhau, vì
các bệnh ký sinh trùng thường kéo dài, tái nhiễm liên tiếp.
- Kết hợp nhiều biện pháp với nhau.
- Lồng ghép việc phòng chống bệnh ký sinh trùng với các hoạt động/các
chương trình, các dịch vụ y tế sức khoẻ khác.
- Xã hội hoá công việc phòng chống, lôi cuốn cộng đồng tự giác tham
gia.
- Kết hợp phòng chống bệnh ký sinh trùng với việc chăm sóc sức khoẻ
ban đầu, nhất là ở tuyến cơ sở.
27