Page 22 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 22
Gây động kinh như bệnh ấu trùng sán dây lợn, bệnh do Toxoplasma gondii.
7.2.6. Gây nhiều biến chứng nội ngoại khoa khác
Áp xe gan do amip, giun chui ống mật, giun chui vào ổ bụng...
8. DỊCH TỄ HỌC BỆNH KÝ SINH TRÙNG
Nghiên cứu dịch tễ liên quan là một trong những nội dung quan trọng nhất
của ký sinh trùng học nhất là trong phòng chống bệnh ký sinh trùng.
8.1. Nguồn chứa/mang mầm bệnh
Mầm bệnh (ký sinh trùng, trứng, ấu trùng...) có thể có trong vật chủ, sinh
vật truyền bệnh, các ổ bệnh hoang dại, xác súc vật, phân, chất thải, đất, nớc, rau
cỏ, thực phẩm...
8.2. Đường ký sinh trùng thải ra môi trường hoặc vào vào vật khác
Ký sinh trùng ra ngoại cảnh, môi trường hoặc vào vật chủ khác bằng
nhiều cách. Qua phân như nhiều loại giun sán (giun đũa giun tóc, giun móc, sán
lá gan...). Qua chất thải như đờm (sán lá phổi). Qua da như nấm gây bệnh hắc
lào hoặc ấu trùng loại ruồi Dracunculus medinensis. Qua máu, từ máu qua sinh
vật trung gian như ký sinh trùng sốt rét hoặc giun chỉ bạch huyết. Qua dịch tiết
từ vết lở loét như ấu trùng giun chỉ Onchocerca volvulus, qua xác vật chủ như
sán Echinococcus granulosus. Qua nước tiểu như trứng sán máng Schistosoma
haematobium.
8.3. Đường xâm nhập của ký sinh trùng vào vật chủ, sinh vật
Ký sinh trùng ra bằng nhiều đường và cũng có thể vào cơ thể vật chủ bằng
nhiều đường khác nhau.
Đường tiêu hoá qua miệng. Hầu hết các loại giun sán, đơn bào đường tiêu
hoá đều vào cơ thể qua miệng như giun đũa, giun tóc, sán lá gan, amip. Đường
tiêu hoá qua hậu môn như ấu trùng giun kim.
Đường da rồi vào máu như ký sinh trùng sốt rét, ấu trùng giun chỉ, trùng
roi đường máu và nội tạng (Trypanosoma sp, Leishmania sp), giun móc, nấm,
ghẻ. Đường da rồi ký sinh ở da hoặc tổ chức dưới da như nấm da, ghẻ.
Đường hô hấp như nấm hoặc trứng giun.
19