Page 21 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 21
- Phương thức chiếm thức ăn của ký sinh trùng (giun móc gây lãng phí
sinh chất rất nhiều trong khi hút máu).
- Tuổi thọ của ký sinh trùng.
- Rối loạn tiêu hoá do hiện tượng ký sinh (như trường hợp bị giun kim).
- Độc tố của ký sinh trùng gây nhiễm độc cơ quan tạo sinh chất (giun
móc).
7.2.2. Tác hại tại chỗ, tại vị trí ký sinh
- Gây đau, viêm loét như giun tóc, giun móc...
- Gây dị ứng, ngứa như muỗi, dĩn đốt.
- Gây tắc như giun đũa, sán lá gan trong ống mật, giun chỉ trong bạch
huyết.
- Gây chèn ép, kích thích tại chỗ và lan toả như ấu trùng sán lợn, ấu trùng
Echinococcus granulosus gây chèn ép gây teo mô ở gan hoặc phổi.
- Phản ứng viêm, thay đổi tế bào mô tại nơi ký sinh trùng ký sinh, như tế
bào phì đại, tăng sinh, biến đổi tế bào, tạo tế bào tân sinh, như tế bào niêm mạc
ống mật bị nhiễm sán lá gan, cá biệt tại nơi bị ký sinh tế bào bị tăng trưởng hỗn
loạn tạo thành u ác.
7.2.3. Tác hại do nhiễm các chất gây độc
Cũng như các sinh vật khác, trong khi sống ký sinh và phát triển trên vật
chủ, ký sinh trùng có nhiều quá trình chuyển hoá. Sản phẩm của quá trình này có
thể gây viêm, phù nề, dị ứng, nhiễm độc tại chỗ hoặc toàn thân.
7.2.4. Tác hại do việc vận chuyển mầm bệnh
Ký sinh trùng vận chuyển mầm bệnh từ bên ngoài vào cơ thể vật chủ, thí
dụ ấu trùng giun móc, giun lươn. Ký sinh trùng mang mầm bệnh từ cơ quan này
tới cơ quan khác trong một vật chủ. Như giun chui ống mật.
7.2.5. Tác hại làm thay đổi các thành phần, bộ phận khác của cơ thể
Nhiều biến chứng có thể gặp trong các bệnh do ký sinh trùng, như thay
đổi các chỉ số hoá sinh, huyết học (trong bệnh sốt rét,...) .
Làm dị dạng cơ thể như bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh do trùng roi đ-
ường máu và nội tạng.
18