Page 24 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 24
8.5. Môi trường
Môi trường ở đây nói theo nghĩa rộng, bao gồm đất, nước, thổ nhưỡng,
khu hệ động vật, khu hệ thực vật, không khí, môi trường rộng và hẹp, đều ảnh
hưởng quan trọng đến sự phát triển của ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng.
Ngoài môi trường tự nhiên thì môi trường do con người tạo ra như bản
làng, đô thị, đường giao thông, công trình thuỷ lợi, rác và phế thải, khu công
nghiệp... cũng có ảnh hưởng rất lớn tới mật độ và phân bố của ký sinh trùng.
8.6. Thời tiết khí hậu
Là những sinh vật, lại có thể có những giai đoạn sống và phát triển ở
ngoại cảnh hoặc sống tự do ở ngoại cảnh nên ký sinh trùng chịu tác động rất lớn
của thời tiết khí hậu. Nhìn chung khí hậu nhiệt đới, bán nhiệt đới, nóng ẩm, mưa
nhiều thì khu hệ ký sinh trùng phong phú, bệnh ký sinh trùng phổ biến. Thời tiết
khí hậu có thể làm ký sinh trùng phát triển nhanh hoặc bị diệt (thảm hoạ, lũ lụt,
khô hạn kéo dài...).
8.7. Các yếu tố kinh tế - văn hoá - xã hộị
Nhiều bệnh ký sinh trùng là bệnh xã hội.
Kinh tế, văn hoá, nền giáo dục, phong tục - tập quán, dân trí, giao thông,
hệ thống chính trị, hệ thống y tế, chiến tranh - hoà bình, mức ổn định xã hội
...đều có tính quyết định đến ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng. Nghiên cứu về
các yếu tố nguy cơ đối với bệnh ký sinh trùng không thể không nghiên cứu kỹ
các vấn đề này.
8.8. Tình hình bệnh ký sinh trùng
8.8.1.Trên thế giới
- Đa số bệnh ký sinh trùng phân bố theo địa lý - khí hậu và điều kiện kinh
tế - xã hội - con người. Về một khía cạnh nào đó có thể nói bệnh ký sinh trùng là
bệnh của xứ nóng ẩm và lạc hậu, chậm phát triển. Phổ biến ở các nước quanh
vùng xích đạo, các nước nhiệt đới - phó nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi, châu
Mỹ La tinh. Tại các vùng này khu hệ ký sinh trùng rất phong phú, đa dạng do
khí hậu, môi trường, khu hệ động vật (trong đó có ổ dịch hoang dại, vectơ
truyền bệnh), thảm thực vật rất phát triển.
21