Page 19 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 19
Ngược lại một loại ký sinh trùng cũng có thể gây ra vài hội chứng như ký
sinh trùng sốt rét có thể gây hội chứng thiếu máu và hội chứng gan mật.
6.1.2. Đặc điểm chung của bệnh ký sinh trùng
Ngoài những quy luật chung của bệnh học, như có thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ
bệnh phát, thời kỳ bệnh lui và sau khi khỏi bệnh, bệnh ký sinh trùng còn có một
số tính chất riêng.
- Bệnh ký sinh trùng thường diễn biến từ từ, tuy nhiên có thể gây cấp tính
và ác tính.
- Gây bệnh lâu dài.
- Bệnh thường mang tính chất vùng (vùng lớn hoặc nhỏ) liên quan mật
thiết với các yếu tố địa lý, thổ nhưỡng..
- Bệnh ký sinh trùng thường gắn chặt với điều kiện kinh tế - xã hội.
- Bệnh có ảnh hưởng rõ rệt của văn hoá - tập quán - tín ngưỡng - giáo dục.
- Bệnh có liên quan trực tiếp với y tế và sức khoẻ công cộng.
6.1.3. Diễn biến của hiện tượng ký sinh và bệnh ký sinh trùng
Khi hiện tượng ký sinh mới xẩy ra thường là có phản ứng mạnh của vật
chủ chống lại ký sinh trùng và phản ứng tự vệ của ký sinh trùng để tồn tại.
Những diễn biến này có thể có những hậu quả sau:
- Một số ký sinh trùng chết.
- Một số ký sinh trùng tồn tại nhưng không phát triển.
- Một số ký sinh trùng phát triển hoàn tất chu kỳ hoặc một số giai đoạn
của chu kỳ và tiếp tục phát triển trong cơ thể vật chủ.
- Vật chủ bị ký sinh không bị bệnh.
- Vật chủ bị ký sinh và bị nhiễm bệnh nhưng chưa biểu hiện bệnh.
- Vật chủ bị bệnh (nhẹ, nặng hoặc có thể tử vong).
6.2. Miễn dịch trong nhiễm và bệnh ký sinh trùng
Cũng như trong các bệnh khác, khi bị ký sinh các vật chủ đều phản ứng
lại, chống lại ký sinh trùng thông qua các phản ứng miễn dịch với những mức độ
khác nhau: yếu hoặc mạnh, không bền vững hoặc bền vững, không bảo vệ hoặc
bảo vệ chống tái nhiễm sau khi khỏi bệnh. Quá trình miễn dịch trong ký sinh
16