Page 16 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 16
+ Sinh sản lưỡng tính: thí dụ sán lá gan, sán dây...
+ Sinh sản hữu tính giữa cá thể đực và cá thể cái: Như giun đũa,
giun tóc, giun móc.
- Giai đoạn có khả năng sinh sản: tuỳ loại
+ Giai đoạn trưởng thành: như giun đũa, giun kim...
+ Giai đoạn ấu trùng: như giun lươn (Strongyloides stercoralis).
+ Sinh sản đa phôi: như sán lá gan nhỏ.
Lượng sinh sản của ký sinh trùng rất lớn, như một giun đũa mỗi ngày có
thể đẻ tới 200.000 đến 220.000 trứng, một giun kim có thể đẻ tới 100.000 trứng.
4. CHU KÝ PHÁT TRIỂN CỦA KÝ SINH TRÙNG
4.1. Khái niệm về chu kỳ phát triển của ký sinh trùng
Là toàn bộ quá trình phát triển của ký sinh trùng từ giai đoạn non như
trứng hoặc ấu trùng đến khi trưởng thành hoặc có khả năng sinh sản hữu tính.
Ví dụ: chu kỳ của giun đũa (Ascaris lumbricoides) là kể từ khi người ăn
phải trứng có ấu trùng cho đến khi giun có khả năng đẻ trứng.
4.2. Các kiểu chu kỳ của ký sinh trùng
Chia thành 2 loại:
- Chu kỳ đơn giản: là chu kỳ chỉ cần một vật chủ. Ví dụ: chu kỳ của giun
đũa người (Ascaris lumbricoides) chỉ có một vật chủ là người.
Ngoài ra một số loại chu kỳ cần phải có giai đoạn phát triển ở ngoại
cảnh/môi trường, như chu kỳ của giun đũa, giun tóc, giun móc...
Người
CHU KỲ
ĐƠN
GIẢN
Ngoại
cảnh
Hình 1.2. Chu kỳ đơn giản
13