Page 14 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 14
Vật chủ trung gian có thể là vật chủ chính như muỗi trong chu kỳ của ký
sinh trùng sốt rét, có thể là vật chủ phụ như muỗi trong chu kỳ của giun chỉ bạch
huyết. Đa số vật chủ trung gian là vật chủ phụ.
2. ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THỂ VÀ CẤU TẠO CỦA KÝ SINH TRÙNG
2.1. Hình thể kích thước
- Kích thước: thay đổi tuỳ theo loại, tuỳ theo giai đoạn phát triển. Về loại
có ký sinh trùng chỉ cỡ vài m như ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium), có ký
sinh trùng dài hàng mét như sán dây (Toenia).
- Hình thể: cũng khác nhau tuỳ từng loại và tuỳ từng giai đoạn phát triển,
có khi cùng một loại ký sinh trùng nhưng ở những giai đoạn khác nhau chúng có
ngoại hình khác nhau hoàn toàn, thí dụ giòi ruồi và con ruồi.
2.2. Cấu tạo cơ quan
Do đời sống ký sinh của ký sinh trùng, nên cấu tạo của ký sinh trùng
cũng thay đổi để thích nghi với đời sống ký sinh. Những bộ phận không cần
thiết đã thoái hoá hoặc biến đi hoàn toàn như giun đũa không có cơ quan vận
động.
Nhưng một số cơ quan rất phát triển như bộ phận phát hiện vật chủ của muỗi, ấu
trùng giun móc (hướng tính), bộ phận trích hút sinh chất (vòi muỗi, bao miệng
của giun móc), bộ phận bám để sống ký sinh (như đầu gai dứa của ve). Cơ quan
sinh sản cũng rất phát triển.
Một số cơ quan cấu tạo đơn giản như cơ quan tiêu hoá của sán lá, do thức
ăn đã rất chọn lọc
Hình 1.1. Giun đũa
11