Page 15 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 15
3. ĐẶC ĐIỂM KÝ SINH VÀ SINH SẢN CỦA KÝ SINH TRÙNG
3.1. Đặc điểm ký sinh
- Đời sống và phát triển của ký sinh trùng cũng như mọi sinh vật khác
liên quan mật thiết tới môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các quần thể sinh
vật khác.
- Tuổi thọ của ký sinh trùng rất khác nhau, có loại chỉ sống một vài tháng
như giun kim, có loại sống hàng năm như giun tóc, giun móc, sán.
- Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự sống, phát triển và phân bố của ký
sinh trùng:
+ Sinh địa cảnh, thổ nhưỡng: rừng núi thì có thể nhiều sốt rét hơn,
đồng bằng thì có thể nhiều giun hơn, vùng đất màu pha cát thì có nhiều giun
móc hơn, vùng có nhiều ao hồ thì dễ mắc sán lá gan, vùng nước lợ (ngọt mặn)
thì có nhiều muỗi An. subpictus hơn, là nguy cơ sốt rét ven biển Bắc bộ, vùng
nhiều ao bèo dễ có giun chỉ bạch huyết ...
+ Thời tiết khí hậu: nói chung nắng và mưa nhiều thì sốt rét phát
triển. Hầu hết các mầm bệnh giun sán ở ngoại cảnh phát triển thuận lợi ở điều
0
kiện nhiệt độ 25 - 30 C. Mưa, lụt, khô hạn...đều làm ảnh hưởng rất lớn đến sự
tồn tại và phát triển của ký sinh trùng ở ngoại cảnh.
+ Quần thể và lối sống của con người: cách cấu trúc khu dân cư,
mật độ dân cư trên địa bàn hẹp, tập quán canh tác, hành vi và thói quen sinh
hoạt/vệ sinh, các điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội, giáo dục và dân trí, tôn
giáo - tín ngưỡng và mê tín dị đoan, chiến tranh và bất ổn định xã hội.... đều ảnh
hưởng quan trọng tới ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng.
3.2. Đặc điểm sinh sản của ký sinh trùng
Ký sinh trùng có nhiều hình thức sinh sản phong phú, sinh sản nhanh và
sinh sản nhiều. Các hình thức/các kiểu sinh sản của ký sinh trùng:
- Sinh sản vô tính: từ một ký sinh trùng nhân và nguyên sinh chất phân
chia, số lượng phân chia nhiều ít tuỳ từng loại ký sinh trùng để tạo ra những ký
sinh trùng mới. Thí dụ sinh sản của amip, trùng roi, ký sinh trùng sốt rét.
- Sinh sản hữu tính: có nhiều loại sinh sản hữu tính như:
12