Page 13 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 13
- Ký sinh trùng lạc vật chủ: là ký sinh trùng có thể ký sinh trên vật chủ bất
thường, như cá biệt người có thể nhiễm giun đũa của lợn.
- Ký sinh trùng chờ thời cơ: ký sinh trùng vào cơ thể sinh vật khác nhưng
không phát triển. Ví dụ: cá lớn nuốt/ăn cá nhỏ có ấu trùng của Diphyllobothrium
latum, nhưng ấu trùng vẫn không thể phát triển ở cá được mà phải chờ vào vật
chủ thích hợp.
Để tránh nhầm lẫn trong chẩn đoán cần phân biệt:
- Ký sinh trùng thật: đó là ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh.
- Ký sinh trùng giả: sinh vật, chất thải (nhìn giống ký sinh trùng)... lẫn
trong bệnh phẩm.
- Bội ký sinh trùng: Trong đời sống ký sinh, có hiện tượng ký sinh đặc
biệt đó là hiện tượng bội ký sinh, là ký sinh trùng này sống ký sinh vào một loại
ký sinh trùng khác. Ví dụ: ký sinh trùng sốt rét sống trong muỗi, ve Ixodiphagus
caucurtei ký sinh trên ve Ixodes ricinus.
1.2. Vật chủ
Là những sinh vật bị ký sinh, nghĩa là bị ký sinh trùng chiếm sinh chất. Ví dụ:
người bị nhiễm giun móc.
Xét về toàn bộ chu kỳ phát triển của ký sinh trùng thì có thể có những ký
sinh trùng cần nhiều loại vật chủ mới hoàn tất chu kỳ, trong trường hợp như vậy
cần phân biệt:
- Vật chủ chính: là vật chủ mang ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành
hoặc có khả năng sinh sản hữu tính. Ví dụ: người là vật chủ chính trong chu kỳ
sán lá gan. Muỗi là vật chủ chính trong chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét.
- Vật chủ phụ: là vật chủ mang ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng hoặc
chưa trưởng thành. Ví dụ: cá mang ấu trùng của sán lá gan nhỏ.
- Vật chủ trung gian: là vật chủ mà qua đó ký sinh trùng phát triển một
thời gian tới một mức nào đó thì mới có khả năng phát triển ở người và gây bệnh
cho người. Ví dụ: muỗi là vật chủ trung gian trong chu kỳ của ký sinh trùng sốt
rét.
10