Page 111 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 111
Đốt sán ra môi trường bị phân huỷ giải phóng trứng, lợn ăn phải trứng sán
dây lợn (có khi ăn cả đốt sán), trứng vào dạ dày và ruột non, trứng nở ra ấu
trùng, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu hay bạch huyết và di
chuyển đến ký sinh ở các cơ vân, cơ tim, ở não... Lợn mắc ấu trùng gọi là lợn
gạo. Thời gian từ khi nhiễm đến khi có ấu trùng trong cơ mất khoảng 8 tuần.
Sau thời gian phát triển 3-4 tháng, ấu trùng có khả năng lây nhiễm. Thường lợn
nuôi trong vòng 1 năm là giết mổ nên ít khi thấy ấu trùng bị vôi hoá ở lợn,
nhưng ở người thì thường thấy. T.asiatica, đốt sán trun giãn và có thể tự bò ra
hậu môn, ấu trùng chủ yếu ở phủ tạng như gan, phúc mạc, màng phổi và phổi
của lợn.
Nếu người ăn thịt lợn gạo chưa nấu chín, vào đến dạ dày dưới tác dụng của
dịch vị, ấu trùng thoát khỏi nang và phát triển thành sán trưởng thành ký sinh ở
ruột non.
Người bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn khi ăn phải trứng sán dây lợn. Sau khi
ăn phải trứng sán dây lợn, trứng vào dạ dày và ruột non, trứng nở ra ấu trùng, ấu
trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh ở các cơ
vân, ở não, ở mắt...
Những người có con sán dây lợn trong ruột, khi đốt già rụng, do phản nhu
động ruột mà đốt sán trào ngược lên dạ dày và lúc này đốt sán bị tiêu vỡ giải
phóng trứng như là ăn phải trứng sán dây lợn với số lượng vô cùng lớn nên số
nang ở người cũng rất nhiều (trường hợp này gọi là tự nhiễm).
Tuổi thọ của sán dây lợn khoảng 25 năm.
6.2.3. Chu kỳ sán dây bò Taenia saginata
Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non người. Đốt sán rụng ra ngoài theo
phân hàng ngày hoặc mỗi tuần vài lần hoặc lâu hơn, đốt sán ra ngoài còn cử
động, trun giãn và nhiều khi đốt sán dây bò tự bò ra ngoài qua hậu môn không
cần theo phân.
Mỗi đốt sán chứa 50.000-80.000 trứng, ra môi trường bị phân huỷ giải
phóng trứng, trứng tồn tại trong môi trường từ vài tuần đến hàng tháng, trâu bò
ăn phải trứng, trứng vào dạ dày và ruột non, trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng xuyên
108