Page 114 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 114
xuyên ở Trung Quôc, Thái Lan, nhưng tỷ lệ thấp ở Ấn Độ và Philippines. Tại
Indonesia tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây trên trâu bò từ 2,2% đến 24%.
6.3.3. Một số yếu tố dịch tễ khác
6.3.3.1. Khả năng phát triển của trứng và ấu trùng
- Trứng sán dây có sức đề kháng cao với hoá chất như dung dịch formol,
cresyl 5% sau 2 giờ trứng mới chết.
- Trứng mất khả năng sống sau 1 tháng ở điều kiện ngoại cảnh.
- Đối với ấu trùng sán dây lợn, bị chết sau 1 giờ ở nhiệt độ 50-60ºC.
6.3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm bệnh
Nhiều yếu tố liên quan đến nhiễm bệnh và lưu hành bệnh, đó là mối quan
hệ giữa người, súc vật và môi trường, trong đó tập quán ăn uống, sinh hoạt, vệ
sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường là cầu nối các yếu tố này. Chẳng hạn, nhiều
tập quán có liên quan đến nhiễm ấu trùng sán lợn ở Trung Quốc như ăn thức ăn
sống (78% trong số 150 bệnh nhân); vệ sinh cá nhân (19/49 gia đình của 108
bệnh nhân không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài); nuôi lợn thả rong một
số nơi là 91,8%; hố xí không hợp vệ sinh (điều tra 9.734 hố xí tại Quảng Đông
có 70% hố xí đơn giản, lợn vào ăn phân tự do); kiểm tra giết mổ không đầy đủ;
thiếu giáo dục sức khoẻ (Li và cs cho thấy 88% dân ở tỉnh Jiangshu không biết
bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn). Những yếu tố này cũng tương tự ở Việt nam.
6.4. Tác hại
- Sán dây trưởng thành chiếm sinh chất, gây kém hấp thu, rối loạn tiêu hoá
và nhiễm độc thần kinh. Các sản phẩm chuyển hoá của sán dây gây độc cho hầu
hết các cơ quan trong cơ thể như tim mạch, cơ quan tạo máu, hệ thống thần
kinh, tuyến nội/ngoại tiết. Tại chỗ, sán dây gây đau bụng, có thể bán tắc ruột.
- Ấu trùng sán lợn ký sinh ở cơ chỉ gây những u nhỏ dưới da, không gây
ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhưng ấu trùng sán lợn ký sinh ở não gây động
kinh, co giật, liệt, nói ngọng, nhức đầu…tùy thuộc vị trí ký sinh của ấu trùng,
làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người bệnh, đôi khi còn gây tử vong.
6.5. Chẩn đoán
6.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
111