Page 110 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 110

Hình 4.12. Chu kỳ phát triển của sán dây lợn và sán dây bò

                        Sán dây trưởng thành sống ký sinh trong ruột người [1]. Trâu, bò, lợn ăn

                  phải trứng hoặc đốt sán phát tán trong môi trường hoặc ăn phân người có đốt sán

                  [2]. Trứng vào dạ dày và ruột (của trâu/bò, lợn), nở ra ấu trùng chui qua thành

                  ống tiêu hóa vào máu và tới các cơ vân tạo kén ở đó, ta gọi là bò gạo, lợn gạo

                  [3].


                        Người ăn phải thịt bò gạo, lợn gạo (gan lợn có ấu trùng) chưa nấu chín sẽ
                  nhiễm bệnh [4]. Ấu trùng sán vào ruột nở ra con sán dây trưởng thành. Lúc mới


                  nở sán dây chỉ có đầu và một đốt cổ nhỏ (chỉ nhỏ như đầu đinh ghim), sán dài
                  dần ra[5].


                        Người  ăn  phải  trứng  sán  dây  lợn  sẽ  bị  bệnh  bệnh  ấu  trùng  sán  lợn
                  (Cysticercosis) [2a].


                  6.2.2. Chu kỳ sán dây châu Á Taenia asiatica và sán dây lợn Taenia solium

                        Sán  trưởng  thành ký  sinh  ở  ruột  non  người. Đốt sán  rụng  ra  ngoài  theo

                  phân hàng ngày hoặc mỗi tuần 2-3 lần, đốt sán ra ngoài không còn cử động mà

                  thường 2-3 đốt dính vào nhau.






                                                              107
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115