Page 112 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 112
qua thành ống tiêu hóa vào máu hay bạch huyết và di chuyển đến ký sinh ở các
cơ vân, cơ tim, hiếm khi ở mỡ và phủ tạng.
Người ăn phải ấu trùng sán dây bò trong thịt trâu bò chưa nấu chín, ấu
trùng vào dạ dày, ruột non, đoạn cổ sinh đốt mới và thành chuỗi đốt sán và thành
sán trưởng thành sau khoảng 3 tháng. Tuổi thọ của sán dây bò tương tự sán dây
lợn (khoảng 25 năm).
6.3. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn
6.3.1. Phân bố và tỷ lệ nhiễm trên người
6.3.1.1. Trên thế giới
- Thống kê 2005 cho thấy, khoảng 50 triệu người trên thế giới bị nhiễm T.
saginata hoặc T. Solium, khoảng 50.000 người chết hàng năm do ấu trùng sán
dây lợn. T. saginata là phổ biến ở các vùng chăn nuôi gia súc, khu vực có tỷ lệ
nhiễm cao nhất (> 10%) là Trung Á, Cận Đông, miền trung và miền đông châu
Phi. Những khu vực có tỷ lệ nhiễm thấp (≤ 1%,) là khu vực Đông Nam Á, Châu
Âu, Trung và Nam Mỹ.
T. solium lưu hành ở các địa phương thuộc Trung và Nam Mỹ, Đông Nam
Á, Ấn Độ, Philippines, Châu Phi, Đông Âu và Trung Quốc. Khu vực có tỷ lệ
nhiễm cao nhất bao gồm Mỹ Latin và châu Phi. Ở một số vùng của Mexico, tỷ lệ
có thể đạt 3,6% dân số nói chung. Bệnh sán dây lợn và ấu trùng sán lợn là bệnh
từ động vật truyền sang người. Trong chu kỳ phát triển chúng liên quan giữa
người, lợn, môi trường, tập quán ăn uống và kinh tế - xã hội. Bệnh phổ biến
khắp châu Mỹ La tinh, hầu hết châu Á, châu Phi cận Sahara và một số vùng của
châu Đại Dương.
6.3.1.2. Tại Việt nam
Bệnh sán dây châu Á, sán dây lợn và sán dây bò phân bố rải rác ở nhiều nơi
liên quan đến tập quán ăn thịt trâu bò hoặc thịt lợn/gan lợn chưa nấu chín. Trong
đó, nhiễm sán dây châu Á là nhiều nhất, thứ đến là sán dây bò và ít hơn là sán
dây lợn.
Ở đồng bằng tỉ lệ nhiễm sán dây từ 0,5-2%. Ở trung du và miền núi tỉ lệ
nhiễm sán dây 2-6%, nhưng cũng có nơi 9% (Yên Bái) và 12% (Bắc Ninh). Đặc
109