Page 106 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 106
(hoặc động vật) ăn phải cá có ấu trùng nang chưa được nấu chín, ấu trùng này
vào dạ dày, xuống ruột nở ra sán lá ruột trưởng thành ký sinh ở đó .
5.3. Đặc điểm dịch tễ học
5.3.1. Phân bố
5.3.1.1. Trên thế giới
Sán lá ruột nhỏ ký sinh ở người được thông báo tại Nhật Bản, Trung Quốc,
Đài Loan, Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Bangladesh, Ai
Cập, Sudan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, Siberia, Israel, Tây Ban Nha, Brazil,
Mỹ, Greenland…
5.3.1.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, năm 2004-2005 với phương pháp xét nghiệm phân Kato-
Katz và lắng cặn cho cộng đồng và phát hiện ca bệnh, đã xác định sán lá ruột
nhỏ lưu hành tại 15 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Bắc Giang,
Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An,
Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng và An Giang (Nguyễn Văn Đề, 2006).
Tỷ lệ nhiễm tăng theo nhóm tuổi và nam nhiễm cao hơn nữ.
5.3.2. Một số yếu tố dịch tễ
- Tương tự như với sán lá gan nhỏ, bệnh sán lá ruột nhỏ phụ thuộc tập quán
ăn gỏi cá. Do vậy vùng dịch tễ sán lá gan nhỏ cũng là vùng dịch tễ sán lá ruột
nhỏ và mức độ nhiễm cũng song song với nhau.
- Cá bị ô nhiễm bởi ấu trùng sán lá ruột nhỏ thường cao hơn nhiều so với
sán lá gan nhỏ.
- Vật chủ dự trữ mầm bệnh (reservoir) như với sán lá gan nhỏ còn có nhiều
động khác như gia cầm, chim tự nhiên... nên sự phân bố của sán lá ruột nhỏ rất
rộng.
5.4. Tác hại
Chủ yếu sán lá ruột nhỏ chiếm thức ăn, gây rối loạn tiêu hoá và giảm hấp
thu sinh chất.
5.5. Chẩn đoán bệnh
5.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
103