Page 104 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 104
Chủ yếu xét nghiệm tìm trứng trong phân. Do người là vật chủ phù hợp với
sán lá ruột lớn nên chúng luôn luôn đẻ trứng khi ký sinh.
4.6. Điều trị
4.6.1. Nguyên tắc
Phát hiện và điều trị cá thể nhiễm sán lá ruột lớn.
4.6.2. Điều trị
Thuốc được lựa chọn để điều trị là: niclosamid, triclabendzol,
thiabendazol, mebendazol nhưng tốt nhất là Praziquantel 15-40mg/kg.
4.7. Các biện pháp phòng chống
- Không ăn sống thực vật thuỷ sinh và không cho lợn ăn sống rau thuỷ
sinh/bèo.
- Điều trị ca bệnh và tẩy sán cho lợn.
- Quản lý và xửa lý phân người và lợn (heo).
- Truyền thông giáo dục sức khỏe.
5. SÁN LÁ RUỘT NHỎ
Sán lá ruột nhỏ là sán lá truyền qua cá (fish borne trematode). Trên thế giới
có khoảng 69 loài sán lá ruột nhỏ được biết là ký sinh ở người, trong đó có 31
loài thuộc họ Heterophyidae, 21 loài thuộc họ Echinostomatidae, 5 loài thuộc họ
Leicithodendriidae, 4 loài thuộc họ Plagiorchiidae, họ Diplostomidae,
Nanophyetidae và Paramphistomatidae mỗi họ có 2 loài, họ Gastrodiscidae,
Gymnophallidae, Microphllidae và Strigeidae mỗi họ có 1 loài.
Tại Việt Nam, loài sán lá ruột nhỏ bao gồm Haplorchis taichui, H. pumilio,
H. yokogawai, Stellantchasmus falcatus thuộc họ Heterophyidae và
Echinostoma spp thuộc họ Echinostomatidae.
5.1. Hình thể
- Sán lá ruột nhỏ trưởng thành thuộc họ Heterophyidae như Haplorchis
taichui có kích thước trung bình 0,650 x 0,275 mm, với hàng gai lớn hình nải
chuối 13-18 chiếc xếp quanh giác bụng-sinh dục; Haplorchis pumilio có kích
thước trung bình 0,430 x 0,200 mm, có 36-42 gai nhỏ xếp thành 2 hàng quanh
giác bụng-sinh dục.
101