Page 88 - Hóa phân tích
P. 88
- Hợp chất phải thực tế không tan (nghĩa là phản ứng phải hoàn toàn và theo một
hệ số tỷ lượng nhất định, tức có công thức xác định).
- Tốc độ hình thành kết tủa phải khá lớn (nghĩa là không có hiện tượng quá bão
hoà).
- Phản ứng phải chọn lọc (ảnh hưởng của các qúa trình phụ: cộng kết…không đáng
kể).
- Phải có chỉ thị thích hợp xác định điểm tương đương.
-
Phương pháp kết tủa thường được dùng để xác định nồng độ: các anion Cl ,
-
Br , I , SCN , CN …; các cation Ag , Hg 2 , …
-
-
+
2+
-
1.3 Phân loại phương pháp kết tủa
Phương pháp kết tủa được phân thành hai loại chính:
- Định lượng bằng bạc nitrat: phép định lượng bằng bạc nitrat là dựa vào
phản ứng hóa học tạo các muối bạc ít tan (clorid, bromid, iodid, cyanid,
sulfocyanid)
- Định lượng bằng thủy ngân (I): phép định lượng bằng thủy ngân (I) là dựa
vào phản ứng hóa học tạo các muối thủy ngân (I) ít tan (clorid, bromid, iodid…)
Phổ biến nhất là phép định lượng bằng bạc nitrat.
2 Phép định lượng bằng bạc nitrat
Phép định lượng bằng bạc nitrat được phân thành 3 phương pháp:
- Phương pháp Mohr (phương pháp định lượng trực tiếp)
- Phương pháp Fonhard (phương pháp định lượng thừa trừ)
- Phương pháp Fajan (phương pháp dùng chỉ thị hấp phụ).
Chúng ta tìm hiểu các phương pháp này ở phần dưới đây.
2.1 Phương pháp Mohr
* Nguyên tắc:
Phương pháp Mohr dựa vào phản ứng hoá học tạo kết tủa ít tan giữa bạc
-
nitrat với các muối halogenid (ký hiệu là X ):
-
+
Ag + X → AgX
* Cách tiến hành:
83