Page 84 - Hóa phân tích
P. 84

2. Định lượng bằng complexon III


                  2.1 Nguyên tắc
                         Điều chỉnh môi trường có pH thích hợp, thêm chỉ thị màu vào. Chỉ thị kết

                  hợp với một phần ion kim loại cho phức chất có màu. Khi cho thêm complexon III

                  vào thì mới đầu complexon III sẽ kết hợp với ion kim loại tự do, sau đó sẽ phá

                  phức chất của chỉ thị với kim loại, chiếm lấy kim loại, lúc này sẽ là màu của chỉ thị

                  tự do.

                         Chú ý: pH có ảnh hưởng rất lớn đến cân bằng tạo phức vì thế trong chuẩn

                  độ complexon phải chú ý đặc biệt đến pH của môi trường.

                         Vì complexon III ngậm hai phân tử nước nên ta có:


                                                    E Na 2 H 2 . 2H 2 O   M Na 2 H 2 2 . H 2 O   372 2 ,
                                                                        Y
                                                         Y
                  2.2 Chỉ thị màu

                         Trong phương pháp complexon, thường dùng chỉ thị màu kim loại. Đó là

                  những chất màu hữu cơ, có khả năng tạo phức màu với các ion kim loại và trong

                  những điều kiện xác định, màu của phức khác với màu của chất chỉ thị tự do. Dựa

                  vào sự thay đổi màu này để nhận ra điểm tương đương của phản ứng chuẩn độ.

                  * Các yêu cầu của chỉ thị màu kim loại:

                  - Phản ứng tạo phức màu của ion kim loại M với chỉ thị H nInd phải thuận nghịch

                  và màu của chỉ thị ở dạng tự do khác với màu của phức MInd.

                  - Phức complexonat kim loại phải bền hơn phức MInd nghĩa là có thể xảy ra phản

                  ứng cạnh tranh tạo phức.

                  - Sự đổi màu của chỉ thị phải xảy ra ở lân cận của điểm tương đương.

                  * Một số chỉ thị màu kim loại thường dùng:

                  - Đen eriocrom T (dạng H 2Ind, công thức: C 26H 13O 7N 3S, ký hiệu: ET hoặc ET-

                  OO).

                             Trong môi trường kiềm, ET-OO có thể tạo thành phức chất với các cation

                                       2+
                                              2+
                                2+
                      Ca ; Mg ; Zn ; Mn …cho những phản ứng màu thuận nghịch.
                         2+
                                                                                           2+
                                                                                                     2+
                             Ví dụ: Trong môi trường kiềm, khi có mặt các ion Ca  và Mg  chỉ thị
                      có màu đỏ, khi không có mặt của 2 ion này chỉ thị có màu xanh.




                                                               79
   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89