Page 69 - Hóa phân tích
P. 69
Để pha dung dịch chuẩn độ từ hoá chất không tinh khiết (hoặc điều chỉnh lại
nồng độ dung dịch có thay đổi trong quá trình bảo quản) cần tiến hành các bước:
2.3.1. Pha dung dịch
Áp dụng công thức tính lượng hoá chất cần lấy, nhưng do hoá chất không tinh
khiết nên khi pha thường phải cân lượng hoá chất lớn hơn lượng tính toán.
Cân chính xác một lượng hoá chất lớn hơn lượng hoá chất đã tính, hòa tan trong
bình định mức có dung tích bằng thể tích muốn pha, thêm nước vừa đủ, lắc đều sẽ
được dung dịch có nồng độ xấp xỉ bằng nồng độ dung dịch muốn pha.
Ví dụ: pha dung dịch NaOH 0,1N
NaOH là chất dễ hút nước và bị carbonat hoá do CO 2 của không khí vì thế
NaOH không thoả mãn là chất gốc. Cho nên chỉ pha một dung dịch NaOH có nồng
độ xấp xỉ 0,1N, sau đó dùng một phép định lượng với một dung dịch chuẩn khác
đã biết nồng độ, từ đó tính ra nồng độ chính xác của NaOH.
Trước khi pha dung dịch NaOH, ta thường loại phần carbonat hoá của NaOH
bằng cách rửa nhanh NaOH với một ít nước cất, phần carbonat ở bên ngoài sẽ tan
ra được bỏ đi, phần NaOH còn lại coi như đã loại hết Na 2CO 3..
Để xác định nồng độ dung dịch NaOH pha gần đúng, ta có thể dùng HCl 0,1N
dựa trên phản ứng:
NaOH + HCl → NaCl + H 2O
Nồng độ NaOH thực được tính theo công thức:
V N .
N NaOH HCl HCl
V NaOH
2.3.2. Điều chỉnh nồng độ dung dịch
Muốn điều chỉnh nồng độ dung dịch vừa pha hoặc nồng độ của dung dịch chuẩn
độ đã bị thay đổi trong quá trình bảo quản phải dựa vào hệ số hiệu chỉnh của dung
dịch (ký hiệu K hc).
Hệ số hiệu chỉnh là tỷ số giữa nồng độ thực của dung dịch chuẩn độ với nồng độ
lý thuyết của nó, nghĩa là hệ số hiệu chỉnh cho biết nồng độ thực lớn hơn hay nhỏ
hơn nồng độ lý thuyết bao nhiêu lần.
Nếu gọi nồng độ thực của dung dịch là N T và nồng độ lý thuyết của dung dịch là
N LT ta có:
64