Page 47 - Hóa phân tích
P. 47

A
                                                     E 
                                                         n
                         A: Khối lượng mol nguyên tử

                         E: Đương lượng gam của chất
                         n: Hoá trị của nguyên tố trong trường hợp được xét
                  Ví dụ: Trong phản ứng:         Mg  +  2HCl   →  H 2  +   MgCl 2
                         Có:   E Mg = 24/2  = 12 (g)

                  1.4.2 Đương lượng gam của hợp chất
                         * Trong các phản ứng trao đổi:

                         - Đương lượng của acid: bằng khối lượng mol phân tử của acid chia cho
                  số proton trao đổi.
                         - Đương lượng của base: bằng khối lượng mol phân tử của base chia cho
                  số nhóm –OH trao đổi

                                Ca(OH) 2  +   H 3PO 4   →   CaHPO 4   +   2H 2O
                                   E Ca (OH ) 2  = 74/2 = 37(g) ;    E H 3 PO 4   =  98/2 = 49 (g)

                         - Đương lượng của muối: bằng khối lượng mol phân tử của muối chia cho
                  tổng số điện tích dương của các kim loại (hay tổng số điện tích âm của các gốc

                  acid).
                                  AgNO 3   +  NaCN  →  AgCN  +  NaNO 3

                                   E AgNO 3 =  170/1  = 170(g);  E NaCN = 49/1 = 49 (g)
                         * Trong các phản ứng oxy hoá-khử:
                         - Đương lượng gam của một chất trong phản ứng oxy hoá-khử bằng khối

                  lượng mol phân tử của chất đó chia cho số electron mà một phân tử chất đó cho
                  hoặc nhận.

                         Ví dụ: Xét phản ứng:
                                Fe    +   4HNO 3      →   Fe(NO 3) 3   +   NO   +   2H 2O
                                        E HNO 3    =  63/3   =  21(g)

                         * Chú ý: trong các phản ứng hoá học, các chất sẽ phản ứng với nhau theo

                  cùng số đương lượng gam:    V A . N A   =   N B . N B
                         Trong đó : V A, V B là thể tích của 2 dung dịch tham gia phản ứng.
                                           N A, N B : Nồng độ đương lượng của hai dung dịch.


                  2. Dung dịch các chất tan điện ly

                  2.1. Một số khái niệm

                  2.1.1. Thuyết điện ly Areniux
                         Những chất ở trạng thái hòa tan hay nóng chảy có khả năng dẫn điện
                  được gọi là các chất điện ly.

                         Trong nước chất điện ly phân ly thành các ion dương và ion âm.


                                                              42
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52