Page 43 - Hóa phân tích
P. 43
Sai số ngẫu nhiên là những sai số làm cho các dữ liệu phân tích dao động
ngẫu nhiên quanh giá trị trung bình, sai số ngẫu nhiên ảnh hưởng đến độ chính
xác và có thể ảnh hưởng đến tính đúng của thực nghiệm.
Sai số ngẫu nhiên luôn luôn xuất hiện dù phép phân tích được thực hiện
hết sức cẩn thận và điều kiện thực nghiệm được giữ cố định, nghiêm ngặt. Việc
xử lý và đánh giá sai số ngẫu nhiên của mọi phép phân tích là rất quan trọng, nó
cho phép đánh giá chất lượng làm việc của người phân tích, đánh giá so sánh
công việc phân tích của các phòng thí nghiệm khác nhau… Do bản chất của nó
mà sai số ngẫu nhiên phải được xử lý bằng toán học thống kê.
4. Cách trình bày các dữ liệu phân tích
4.1 Chữ số có nghĩa
Một dữ liệu thu được trực tiếp hay gián tiếp từ một phép đo thì phải được
ghi theo qui tắc về chữ số có nghĩa: một con số phải được ghi sao cho chỉ một
chữ cuối cùng là nghi ngờ, mọi chữ số còn lại là chắc chắn. Theo định nghĩa,
mọi chữ số trong con số được ghi theo qui tắc đó đều là chữ số có nghĩa, trừ
những số 0 đầu tiên bên trái.
Ví dụ: Có 90 mg được cân trên cân phân tích (sai số 0,1mg) thì được
ghi là 90,0mg hay 0,0900g và gồm 3 chữ số có nghĩa (hai chữ số 0 đầu tiên
không kể). Vẫn lượng cân đó nếu được cân trên cân kỹ thuật có sai số 0,01g
-5
thì phải ghi là 0,09g hoặc 0,00009 kg hoặc 9.10 kg. Ba cách ghi này đều đúng
và chỉ có một chữ số có nghĩa: chữ số 9.
4.2 Làm tròn số
Làm tròn số dữ liệu phân tích tuân theo qui tắc làm tròn số: Nếu chữ số
cuối cùng là:
- Chữ số 1 – 4: bỏ đi. Ví dụ: 61,54 làm tròn thành 61,5.
- Chữ số 6 – 9: bỏ đi và thêm 1 vào chữ số đứng trước. Ví dụ: 45,67 làm tròn
thành 45,7.
38