Page 46 - Hóa phân tích
P. 46
Người ta thường sử dụng các dung dịch lỏng với nước là môi trường phân tán
được gọi là dung môi. Chất phân tán vào môi trường nước gọi là chất tan.
* Phân loại dung dịch
Dựa theo bản chất của chất tan mà dung dịch được chia thành 2 loại:
- Dung dịch điện li: Trong dung dịch có mặt cả phân tử và ion
Ví dụ: Dung dịch của các muối, base, acid trong nước…
- Dung dịch không điện li: Chất tan có mặt trong dung dịch dưới dạng phân tử
Ví dụ: Dung dịch của oxy, dung dịch đường trong nước…
1.2 Nồng độ phần trăm (C%)
1.2.1 Nồng độ phần trăm C% (kl/kl)
Nồng độ phần trăm khối lượng/khối lượng biểu thị số gam chất tan trong
100 gam dung dịch.
Ví dụ: dung dịch HCl 10% (kl/kl), trong 100g dung dịch HCl này có chứa
10g HCl nguyên chất.
1.2.2 Nồng độ phần trăm C% (kl/tt)
Nồng độ phần trăm khối lượng/thể tích biểu thị số gam chất tan trong một
thể tích dung dịch.
Ví dụ: Dung dịch glucose 5 g/l (5 gam glucose hòa tan trong 1l dung
dịch).
1.2.3 Nồng độ phần trăm C%(tt/tt)
Nồng độ phần trăm thể tích/thể tích biểu thị số ml chất tan trong 100 ml
dung dịch.
0
Ví dụ: cồn 70 , trong 100ml dung dịch có chứa 70ml ethylic nguyên chất.
1.3 Nồng độ mol hay mol/l (M hay CM).
Nồng độ mol được biểu thị bằng số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.
Ví dụ: Dung dịch NaCl 0,1M có nghĩa trong 1lít dung dịch chứa 0,1 mol
NaCl tương đương với 5,85g chất tan NaCl.
1.4. Nồng độ đương lượng (N hay CN)
Nồng độ đương lượng được biểu thị bằng số đương lượng gam chất tan
trong trong 1 lít dung dịch.
Đương lượng gam E của một chất là lượng chất đó tính bằng gam khi
phản ứng tương đương (kết hợp hay thay thế) một mol nguyên tử H (1,008g).
1.4.1 Đương lượng gam của đơn chất
Đương lượng gam của một đơn chất bằng khối lượng mol của nó chia cho hoá
trị:
41