Page 41 - Hóa phân tích
P. 41
năng suất quay cực... vào lượng chất cần xác định có trong dung dịch. Những
tính chất đặc trưng của dung dịch nghiên cứu được đo trên máy, rồi suy ra thành
phần định lượng của chúng.
Phương pháp vật lý và hóa lý được chia thành từng nhóm như nhóm các
phương pháp phân tích quang học, nhóm các phương pháp phân tích điện hóa...
Trong đó có những phương pháp quan trọng như: phương pháp đo quang,
phương pháp cực phổ, phương pháp điện hóa, phương pháp sắc ký...
3. Sai số và cách khắc phục trong hoá học phân tích định lượng
3.1. Độ đúng và độ chính xác
Độ đúng phản ánh sự phù hợp giữa kết quả thí nghiệm với giá trị thực
(hoặc được coi như là giả thực).
Độ chính xác (còn gọi là độ lặp lại, độ tái hiện) phản ánh sự phù hợp giữa
các kết quả (hay độ dao động ) của các phép xác định song song (là các thí
nghiệm lặp lại trong cùng điều kiện thực nghiệm qui định của phép phân tích).
Kết quả phân tích có thể có độ lặp cao (chính xác) nhưng không đúng.
3.2. Các loại sai số trong hoá học phân tích định lượng
3.2.1 Sai số hệ thống
Sai số hệ thống là sai số do những nguồn gốc mà trên nguyên tắc có thể
xác định được. Sai số hệ thống làm cho các kết quả phân tích có xu hướng xác
định: cao hoặc thấp. Sai số hệ thống làm cho giá trị trung bình lệch khỏi giá trị
thực (hay được coi là giá trị giả thực) ảnh hưởng đến độ đúng của kết quả.
Sai số hệ thống có thể do dụng cụ, phương pháp hoặc người làm thí
nghiệm gây ra.
3.2.1.1. Sai số dụng cụ
Các dụng cụ thuỷ tinh như pipet, buret, bình định mức, … có thể tích sai
so với thể tích qui định (do chế tạo, do bẩn bên trong, do nhiệt độ thí nghiệm
khác với nhiệt độ lúc chuẩn hoá hay định cỡ dụng cụ), các máy móc dùng điện
có thể bị ảnh hưởng của điện áp nguồn, do linh kiện hỏng,…
36