Page 113 - Hóa phân tích
P. 113
Ưu điểm của phương pháp phổ đạo hàm là có thể giúp định lượng riêng biệt
được các chất có các cực đại hấp thụ gần nhau trong hỗn hợp, trong khi phương
pháp đo phổ thông thường không thể giải quyết được.
3. Sắc ký
3.1. Lịch sử phát triển
Năm 1906 nhà bác học Nga Tsvet đã cho dung dịch các sắc tố thực vật trong
ether dầu hoả lên cột nhồi bột mịn calci carbonat ông thấy các sắc tố bị hấp phụ
trên đầu cột. Khi cho dung môi nguyên chất (ether dầu hoả) lên cột, các sắc tố di
chuyển trong cột từ trên xuống dưới, mỗi sắc tố có một tốc độ di chuyển khác
nhau, tách thành những vùng riêng biệt, hình thành nên sắc đồ. Ông dặt tên cho
phương pháp này là sắc ký.
Công trình của Tsvet là ví dụ của sắc ký lỏng hấp phụ (trên cột). Sau này các
phương pháp sắc ký khác ra đời và phát triển mạnh vào những năm 60. Tiếp đó,
cuối những năm 60 và trong những năm 70 sắc ký lỏng hiện đại (sắc ký lỏng cao
áp, sắc ký lỏng hiệu năng cao) được xây dựng và phát triển tạo thêm một bước
ngoặt mới trong lịch sử sắc ký.
3.2. Một số khái niệm về sắc ký
3.2.1 Quá trình sắc ký
Sắc ký là một nhóm các phương pháp hoá lý dùng để tách các thành phần của
một hỗn hợp.
Sự tách sắc ký dựa trên sự phân bố khác nhau của các chất khác nhau vào hai
pha luôn tiếp xúc và không hoà lẫn vào nhau: một pha tĩnh và một pha động.
Quá trình sắc ký thường bao gồm 3 giai đoạn chính:
- Đưa hỗn hợp lên pha tĩnh: các chất được giữ trên pha tĩnh
- Cho pha động chạy qua pha tĩnh:
Ví dụ: cho dung môi ether dầu hoả qua cột, kéo theo các chất di chuyển trên pha
tĩnh với tốc độ khác nhau, tách khỏi nhau và có vị trí khác nhau trên pha tĩnh tạo
thành sắc đồ. Giai đoạn này còn gọi là khai triển sắc ký. Nếu tiếp tục cho pha động
chạy thì các chất có thể lần lượt bị kéo ra ngoài pha tĩnh (ra khỏi cột). Đó là quá
108