Page 109 - Hóa phân tích
P. 109

vào dạng phổ, các cực đại và cực tiểu hấp thụ, tỉ lệ cường độ của các cực đại hoặc

                  cực tiểu hấp thụ.

                     Ví dụ:- Vitamin B 12 có 3 cực đại hấp thụ ở các bước sóng:

                             278nm ± 1nm              361 nm ±  1nm                548 nm ± 2nm

                     Có tỉ số D 361 / D 278  = 1,70 đến 1,90

                             -  Phenoxymethyl  penicillin  (BP.80)  có  2  cực  đại  hấp  thụ  ở  268nm  và


                             274nm
                     Có tỉ số D 268 /D 274  = 1,20 đến 1,25


                               - Berberin có 2 cực đại hấp thụ ở bước sóng 263nm và 345nm
                  2.3.2. Định lượng


                     Để xây dựng quy trình định lượng một chất, chúng ta cần khảo sát để chọn các
                  điều kiện thích hợp:


                     - Chọn bước sóng thích hợp: chọn bước sóng ứng với các cực đại hấp thụ, khi

                  đó đường chuẩn có độ dốc lớn nhất, tức là với cùng một sai số của mật độ quang

                  thì sai số của nồng độ và bước sóng là nhỏ nhất.

                     - Chọn khoảng nồng độ thích hợp: khoảng nồng độ thích hợp có quan hệ tuyến

                  tính với mật độ quang và cho các giá trị D trong khoảng từ 0,2 – 0,8 và càng gần

                  với giá trị 0,43 càng tốt.

                     - Chọn các điều kiện khác: chọn pH và dung môi thích hợp, sử dụng mẫu trắng

                  có các thành phần như dung dịch thử nhưng không có chất cần định lượng...

                  *  Các phương pháp định lượng:

                     - Phương pháp đo phổ trực tiếp: đo độ hấp thụ A của dung dịch, tính nồng độ C

                  của nó dựa vào giá trị E   1% 1cm (có trong các bảng tra cứu)

                                    A =  E 1% 1cm.L.C

                       với L = 1cm suy ra C = A/ E     1% 1cm

                     Để áp dụng phương pháp này cần phải chuẩn hoá máy quang phổ cả về bước

                  sóng lẫn độ hấp thụ.


                     - Phương pháp gián tiếp: các phương pháp gián tiếp như phương pháp đường

                  chuẩn, so sánh và thêm chuẩn tương tự như các phương pháp hoá lý khác.

                     Đặc điểm của phương pháp gián tiếp là phải có chất chuẩn để so sánh và có thể

                  không cần chuẩn hoá máy.
                                                              104
   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114