Page 111 - Hóa phân tích
P. 111
+ Phương pháp đường chuẩn: đây là phương pháp cũng hay dùng trong phân tích
quang phổ.
Chuẩn bị một dãy chuẩn khoảng 5 dung dịch có các nồng độ chất chuản khác
nhau. Đo phổ hấp thụ của dãy chuẩn và lập đồ thị của A theo C. Đo phổ hấp thụ A x
của dung dịch thử, dựa vào đường chuẩn ta xác định được nồng độ của mẫu thử C x
Chú ý: Khi xây dựng đường chuẩn nên khảo sát khoảng tuyến tính của nồng độ
với mật độ quang. Trong trường hợp dãy chuẩn không tuân theo định luật Lambert
- Beer (đường chuẩn cong) thì cần làm thêm nhiều mẫu nữa với các nồng độ gần
nhau hơn ( khác nhau không quá 10%).
- Phương pháp định lượng hỗn hợp:Do độ hấp thụ có tính chất cộng tính nên nếu
có một dung dịch hỗn hợp gồm nhiều chất thì độ hấp thụ của hỗn hợp bằng tổng độ
hấp thụ của các dung dịch riêng rẽ có cùng nồng độ như trong hỗn hợp. Tại một
bước sóng xác định ta có:
A hh = A 1 + A 2 +...........+ A n
Suy ra: A hh= E 1C 1 + E 2C 2+.............+ E nC n
Để thực hiện phương pháp này, cần phải biết hệ số hấp thụ riêng của từng chất ở
j
các bước sóng khác nhau (E i = độ hấp thụ riêng của từng chất thứ i ở j).
Ví dụ: Trường hợp đơn giản nhất là hỗn hợp gồm hai chất, ta có:
A hh = A 1 + A 2
Chọn 2 bước sóng 1 ; 2 và đo độ hấp thụ của hỗn hợp ở 2 bước sóng đó.
Tại 1 : A hh = E 1 C 1 + E 2 C 2
1
1
1
2
2
2
2 : A hh = E 1 C 1 + E 2 C 2
Giải hệ phương trình hai ẩn trên ta tìm đượ C 1, C 2
Hiện nay có nhiều phần mềm máy tính như FSQ, MCA... dùng để định
lượng nhiều thành phần trong hỗn hợp.
- Phương pháp phổ đạo hàm:
Phổ đạo hàm là một kỹ thuật bao gồm sự chuyển đổi phổ hấp thụ thành phổ đạo
hàm bậc nhất, bậc hai hoặc bậc cao hơn.
+ Cơ sở của phương pháp phổ đạo hàm dựa trên định luật Lambert – Beer
1%
Độ hấp thụ A = E 1cm . C. L
với C: %, L: cm
106