Page 31 - Tâm lý trị liệu
P. 31
chăng rối nhiễu thì do các chuyên gia tâm lý còn rối loạn thì do các chuyên gia
tâm thần?
Khi xuất hiện rối nhiễu tâm lý, phần lớn người ta tìm đến các nhà tư vấn
không chuyên mà thường do các mối quan hệ quen biết, hoặc nhiều người
tìm đến bố mẹ, thầy cô đồng nghiệp, cha cố hoặc các bác sỹ. Chỉ có một số
rất ít người tìm đến các chuyên gia trị liệu tâm thần hay tâm lý. Thường thì khi
tìm đến các nhà trị liệu chuyên nghiệp, các vấn đề tâm trí hoặc đã tồn tại dai
dẳng hoặc đã trở nên nguy kịch (chẳng hạn từ rối nhiễu tâm lý đã chuyển
thành rối loạn tâm thần, hoặc từ thương tổn về tâm lý đã thực thể hoá thành
bệnh tâm thể).
Quan hệ “lâm sàng chủ thể” trong trị liệu tâm lý và vai trò khác
nhau của các nhà trị liệu chuyên nghiệp
Trong tư liệu tâm lý, mối quan hệ giữa nhà trị liệu (thầy điều trị hay bác
sỹ tâm lý) và người có rối nhiễu (người bệnh hay thân chủ) là mối quan hệ
lâm sàng trên chủ thể, tức là xem thân chủ là một chủ thể trong tính đơn nhất,
phát sinh rốí nhiễu trong điều kiện lịch sử, tình huống và đang tiến triển. Vì
vậy việc xây dựng được mối quan hệ cởi mở, chia sẻ tin cậy và có hiểu biết
cùng chủ động tham gia tích cực vào quá trình trị liệu là yếu tố cơ bản bảo
đảm sự thành công của quá trình điều trị.
Nhà tâm lý trị liệu không làm việc đơn lẻ mà thường phối hợp với các
chuyên gia y học (bác sỹ y khoa), bác sỹ tâm thần thành một ê kíp điều trị.
Tuy nhiên vai trò của mỗi thành viên trong ê kíp này là khác nhau.
Mặc dù mục tiêu của trị liệu có thể giống nhau nhưng vai trò của các
nhà trị liệu chuyên nghiệp có những điểm khác nhau:
– Các nhà tư vấn thường là các nhà tâm lý chuyên nghiệp, họ có thể
đưa ra những lời khuyên về các lĩnh vực: định hướng nghề nghiệp, giáo dục
con cái, xung đột gia đình, những vấn đề về học tập, lạm dụng thuốc… những
chuyên gia này thường làm việc ở các văn phòng tư vấn, các trung tâm
nghiên cứu…