Page 30 - Tâm lý trị liệu
P. 30
– Phát triển các kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề nhằm tạo khả năng
thích nghi tốt nhất trong môi trường trẻ đang sống.
Việc đánh giá hiệu quả của trị liệu cũng nên dựa vào những tiêu chuẩn
này
Nhiệm vụ của trị liệu tâm lý:
Quá trình can thiệp trị liệu tâm lý liên quan đến bốn nhiệm vụ sau đây:
– Thăm khám, hỏi chuyện để xác định bệnh nguyên: tìm hiểu bản
chất rối nhiễu, nguyên nhân, nguồn gốc, hoàn cảnh phát sinh những rối nhiễu
hay rối loạn tâm trí này. Dựa trên những biểu hiện về triệu chứng, xây dựng
một hay nhiều giả thuyết về nguồn gốc có thể có của bệnh lý. Sau đó truy tìm
các căn nguyên cụ thể– những yếu tố đã và đang duy trì trạng thái rối nhiễu.
– Chẩn đoán– đánh giá phân loại: dựa theo những tiêu chuẩn được
quốc tế qui định như (DSM–IV hoặc ICD–IO) để đánh giá, chẩn đoán và phân
loại các rối nhiễu tâm lý hay các rối loạn tâm thần. Cần xác định cái gì bị rối
nhiễu hay rối loạn, bản chất của nó, mức độ nặng nhẹ…
– Tiên lượng: đánh giá hiện trạng, đánh giá sự tiến triển, hậu quả của
các rối nhiễu, từ đó sẽ cân nhắc, xác định mức độ cần thiết hay không cần
thiết điều trị bằng các liệu pháp tâm lý.
– Điều trị: xây dựng chương trình can thiệp – điều trị chuyên biệt. Dự
kiến các liệu pháp thích hợp, tiên đoán các kết, quả điều trị, tiến hành điều
chỉnh sau những tuần trị liệu đầu tiên chưa có kết quả, lôi kéo các thành viên
trong gia đình người bệnh vào quá trình trị liệu. Trong trị liệu nên coi sự phối
hợp giữa các bác sỹ y khoa, các bác sỹ tâm thần và các bác sỹ tâm lý là tối
cần thiết. Bối cảnh điều trị được thiết lập dựa trên tính đa dạng của các hoàn
cảnh khác nhau: ở bệnh viện hay ở nhà, nội trú hay ngoại trú, tại nơi xảy ra
các rối nhiễu trường học hay công sở. Quá trình điều trị trên diễn ra trong
điều kiện tự nhiên nhưng có kiểm soát.
Tuy nhiên một câu hỏi được đặt ra là khi gặp những rối nhiễu tâm lý
hay rối loạn tâm trí, ai là người có khả năng thực hiện các trị liệu tâm lý? Phải