Page 190 - Tâm lý trị liệu
P. 190

vừa chuẩn bị thi giải… Từ trong thai đã bị đe doạ phá thai. ra đời những năm

               đầu có các biểu hiện như khó ngủ khó ăn uống. khó tính. trầm. Lại sinh sống

               trong một môi trường gia đình có nhiều xung đột giữa bố mẹ (con liêng. con

               chung. tính cách xung khắc. chồng trong tâm trạng thất thế…) nên trẻ gái này
               luôn trong tình trạng bị stress, luôn lo sợ: lo học lo thi không được giải. lo sợ

               cho sự yên ấm của gia đình. sợ bố mẹ li dị… Thêm vào đó xảy ra một vài sự

               việc như người anh họ bị chết. do bạn đâm. bố mẹ ly thân, trẻ lo hãi tăng lên

               sau đó chuyển thành các rối nhiễu cơ thể như cứng cơ. khó nuốt.. đau ngực:

               khó thở… Vào viện được tiến hành điều trị với chuẩn đoán “nhiễu tâm ánh
               ảnh nghi thức”. Vào viện trẻ được điều trị tích cực phối hợp thuốc và các liệu

               pháp tâm lý nên các triệu chứng của rối nhiễu giảm. nhưng các nguyên nhân

               gốc vẫn chưa được loại bỏ (tiến hành trị liệu gia đình không thường xuyên) về

               nhà gặp lại môi trường cũ dễ tái phát.

                       Trẻ được khuyến khích tiếp tục đến lớp học, nhưng không đặt mục tiêu

               lên lớp mà chú trọng quan hệ đồng cảm bạn bè. cả nhà được giao trách

               nhiệm tạo bầu không khí “hoà hoàn không xung đột”. Chị gái được giao trách

               nhiệm đặc biệt đóng vai nhà trị liệu tại gia giúp em ra khỏi rối nhiễu.


               7. Bệnh con, trị liệu mẹ

                       Trong lâm sàng tâm lý. không hiếm trường hợp bố mẹ đưa con đến

               khám vì những triệu chứng tâm lý bất thường nào đó, nhưng thực chất người

               nẹ hay bố đang có những vấn đề về tâm lý cần phải điều trị hơn là chính đứa
               trẻ. Dưới đây chúng tôi xin trình bày một ca lâm sàng điển hình: Xin trị liệu

               tâm lý cho con, nhưng chính mẹ mới cần phải trị liêu.


                       Cháu N.T.L, 20 tháng tuổi được mẹ đưa đến bệnh viện gặp một bác sỹ

               nhi khoa vì cháu bé có những tiếng hét “bất thường” Và những hành vi “hung
               tính!' như “cắn”. “cấu'. “đánh mẹ”… mỗi khi không được thoả mãn. Bác sĩ Nhi

               khoa sau khi khám lâm sàng nhi khoa không phát hiện ra điều gì đáng ngại.

               đã đề nghị bà mẹ tạo ra một tình huống kích thích trẻ la hét (giật một đồ chơi

               trẻ đang cầm). Sau khi nghe thấy tiếng la hét có vẻ bất thường đó, bác sỹ yêu

               cầu làm điện não đồ. Kết quả điện não đồ cho thấy có những sóng nhọn bất
   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195