Page 186 - Tâm lý trị liệu
P. 186
đó. trẻ được yêu cầu stop dừng tưởng tượng lại. đặt tay lên ngực. tập trung
vào vùng tim, tự ra lệnh thầm tim đập chậm lại… thật chậm. thật đều..
Trẻ cũng được yêu cầu đứng dậy đọc một bài thơ hoặc đoạn văn để
chủ động gây ra sự hồi hộp. Khi hồi hộp. mày giật. cơ đang xảy ra. trẻ chủ
động lập lại cách thư giãn trên.
3. Trẻ được hướng dẫn một số bài tập giúp ngăn cản. làm chậm phản
xạ máy giật cơ. Đó là các bài tập phát. âm kéo dài các âm aaaa…ôôôô… hay
êêêê. “nuốt nước bọt” và “rung lười “rung cuống họng”…
Kết quả:
Sau gần hai tuần điều trị luyện tập tích cực bằng các liệu pháp tâm lý
được mô tả trên đây. cháu V. đã giảm 70%–80% chứng TIC này (giảm cả ở
tần suất. tình huống điều kiện xuất hiện và thời gian tồn tại). Và điều quan
trọng hơn là cháu V đã học được cách đối phó với chứng TIC này. từ đó có
thể chủ động ra khỏi trạng thái máy giật cơ không cần có sự giúp đơ trực tiếp
của bác sĩ tâm lý.
Cháu V ra viện. về trường tiếp tục học tập với những yêu cầu cụ thể
sau trị liệu: về nhà tiếp tục luyện tập thư giãn. Luyện các bài tập làm chậm
chứng TIC Kết quả thông báo bằng điện thoại 3 tháng. sau đó cho biết cháu
đã hoàn toàn khỏi chung TIC – máy giật cơ.
6. Từ một gia đình xung đột đến đứa trẻ bị trầm nhược, ám ảnh
nghi thức
Cháu gái D.V.D.H. 13 tuổi. học lớp 8 trường THCS. năm thứ 3 lớp năng
khiếu Nhạc viện Hà Nội. vào Khoa Tâm bệnh. Viện Nhi ngày 5–1–1999 với
hội chứng ám ảnh nghi thức: trầm cảm (nghi rối loạn vận động ngoại tháp– ý
kiến của BS phòng khám). Cháu H là đứa trẻ không mong muốn ngoài kế
hoạch. bị đe doạ phải phá thai. Tuy nhiên thai đủ tháng đẻ bình thường.
Sự phát triển của trẻ có trở ngại: là một cô bé hay nhút nhát hay lo sợ.
kém ăn uống. khó ngủ. khó tính. bị chàm ở mặt. và ở chân (đã chừa nhiều nơi
vẫn chưa khỏi). từ nhỏ đã khó thích nghi khi đến nhà trẻ mẫu giáo sợ người