Page 63 - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
P. 63
Thu thập và lưu trữ thông tin: Cần có một hệ thống thu thập và lưu trữ thông tin chính
thức. Hệ thống này phải thật đơn giản và chỉ thu thập những thông tin thực sự cần thiết.
Tất cả nhân viên cần phải được tập huấn về cách sử dụng hệ thống này. Ví dụ như nhân
viên phải được tập huấn về cách dùng đúng các biểu mẫu thu thập dữ liệu. Các hệ thống
không chính thức cũng có thể có ích, ví dụ như nhân viên PHCNDVCĐ có thể đựợc yêu
cầu giữ lại những ghi chép chi tiết về hoạt động của mình trong một quyển sổ hay nhật
ký. Cần đảm bảo phải có một lịch trình đều đặn cho việc thu thập thông tin. Lịch trình
có thể là hàng ngày, hàng tuần và/hoặc hàng quý phụ thuộc vào nhu cầu báo cáo của
chương trình.
Phân tích thông tin: Thu thập và lưu trữ thông tin thường dễ hơn việc phân tích thông
tin. Tuy nhiên, nếu người quản lý chương trình không xem kỹ thông tin thì không thể
quan sát được tiến độ của các hoạt động và xác định những vấn đề khó khăn có thể xảy
ra. Sau khi phân tích thông tin, cần thiết phải thực hiện các điều tra để tìm hiểu điều gì
đang thực sự diễn ra.
Báo cáo và chia sẻ thông tin: Việc báo cáo và chia sẻ các kết quả giám sát với các đơn
vị tham gia cho thấy rằng chương trình được thực hiện minh bạch và có trách nhiệm.
Một báo cáo giám sát nên gồm có các thông tin về: hoạt động hay lĩnh vực hoạt động
được báo cáo, hoạt động dự kiến trong giai đoạn báo cáo và hoạt động đã hoàn thành,
tiến độ so với kết quả mong đợi của chương trình, kinh phí thực tế đã chi so với kế
hoạch, những kết quả đạt được, vấn đề khó khăn và giải pháp hoặc đề xuất, bài học kinh
nghiệm. Các yêu cầu báo cáo sẽ thay đổi tuỳ thuộc và cấu trúc quản lý của các chương
trình. Ví dụ như ở cấp địa phương, nhân viên PHCNDVCĐ cần phải báo cáo đến người
quản lý chương trình hàng tuần, người quản lý chương trình cần báo cáo đến cấp cao
hơn hàng tháng, …
Quản lý thông tin: Chương trình PHCNDVCĐ sẽ tạo ra rất nhiều thông tin, ví dụ như tài
liệu, báo cáo, văn bản và bản kê. Một hệ thống lưu trữ thích hợp là một cách để quản lý
thông tin, và tiết kiệm nhiều thời gian và sai sót trong quá trình giám sát. Những thông
tin mật nếu có phải đảm bảo được lưu tại một nơi an toàn.
Giai đoạn 4: Đánh giá
4. Đánh giá 1. Phân tích
tình tr ng
Giới thiệu
Giai đoạn cuối cùng của chu trình quản lý là đánh
giá, liên quan đến việc đánh giá những chương trình
PHCNDVCĐ đang thực hiện hoặc đã hoàn thành. 3. Th c hi n và giám 2. L p k ho ch và
sát
thi t k
Đánh giá giúp xác định các kết quả đã đề ra trong
kế hoạch chương trình (giai đoạn 2: lập kế hoạch và
thiết kế) có đạt được hay không, và tình trạng (phân
tích tình trạng) đã được thay đổi như thế nào. Đánh giá có thể dẫn đến quyết định về
việc tiếp tục, thay đổi và chấm dứt chương trình, và cũng có thể đưa ra minh chứng quan
trọng rằng PHCNDVCĐ là một chiến lược tốt đối với sự bình đẳng về cơ hội, xoá đói giảm
nghèo và vấn đề hoà nhập của người khuyết tật.
quản LÝ PHcndVcđ 57