Page 187 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 187
c. NHỮNG HẬU QUÀ CỦA TổN THƯƠNG DÂY THẨN KINH
Trên đường đi, dây thần kinh có tương quan vối nhiều cấu trúc xung quanh.
Những cấu trúc này nếu bị tổn thương có thể gây ảnh hưỏng đến dây thần kinh. Ví
dụ dây thần kinh bị rách do mảnh xương gãy, bị chèn ép hay bị kéo giãn trong trật
khớp. Thậm chí ở những nơi dây thần kinh chạy sát da có thể bị tổn thương trực
tiếp do bị đánh hay bị cắt. Những vết thương của dây thần kinh tùy mức độ mà có
các hậu quả khác nhau.
Nếu đứt toàn bộ dây thần kinh thì sẽ gây nên liệt vận động tất cả các cơ do nó
chi phối. Cơ trỏ nên mềm nhẽo do bị mất lực căng vì cung phản xạ bị gián đoạn.
Cũng lý do tương tự, phản xạ gân ở vùng do dây thần kinh phân phối cũng bị mất.
Tình trạng liệt mềm cùng vối mất những phản xạ gân mang tính chất của tổn
thương nơron vận động dưới.
Liệt cơ sẽ gây trở ngại cho các cử động tự ý. Nếu nhiều cơ phối hợp nhau trong
một cử động và cùng do một dây thần kinh chi phối thì cử động hoàn toàn bị mất
nếu dây thần kinh bị đứt. Nếu cử động còn do dây thần kinh khác chi phối một số
cơ thì cử động chỉ bị yếu đi chứ không mất hẳn. Do sự co kéo của các cơ đối kháng
mạnh hơn, khổp sẽ lệch dần gây nên tình trạng biến dạng tư thế. Sự rối loạn tư
thế sẽ đưa đến biến dạng hình dáng.
Ngoài ra, do thành phần giao cảm của dây thần kinh bị ảnh hưỏng mà trương
lực và sức mạnh của các cớ trơn bị mất. Các mạch máu ở vùng da chịu sự chi phối
của dây thần kinh sẽ giãn ra dưới áp lực máu. Một thời gian sau tổn thương, da
vẫn hồng, nhưng sau đó, do mất các cử động tự ý nên máu bị ứ trệ trong các tĩnh
mạch. Tuần hoàn máu trong vùng thần kinh bị tổn thương chi phối chậm lại, mất
dần oxy và nơi đó trở nên xanh, lạnh. Sự bài tiết mồ hôi cũng biến mất.
Cảm giác nông sẽ bị rối loạn. Phôi hợp sự rối loạn vận động và cảm giác sẽ dẫn
đên rối loạn dinh dưỡng. Da trở nên mỏng, nhẵn và bóng. Lông, móng khô và dễ
gãy. Các cơ bị hao mòn và co rút, cuối cùng các thó cơ được thay thế bằng mô sợi.
II. THẦN KINH CHI TRÊN
A. ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY
1. C ấu tạ o
Chi trên chịu sự chi phối của ngành trước bởi bôn dây sông cổ cuối và dây ngực
I. Các ngành này liên kết với nhau tạo thành đám rối thần kinh cánh tay. Dây cổ
V được tăng cường bởi nhánh nhỏ của dây cổ IV và dây ngực I nhận thêm nhánh
nhỏ từ dây ngực II. Những ngành trước của dây thần kinh tủy sông được gọi là rễ
của đám rối và nằm ở vùng cổ. Chúng đi chéo xuống dưói và ra ngoài để đến chi
186