Page 185 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 185

xương cùng rồi mới kết hợp thành dây thần kinh cùng năm. Do vậy, phần dưới của
            ông sống chứa nhiều bó rễ thần kinh và được gọi là chùm đuôi ngựa.
                Rễ  sau  của  dây thần kinh tủy sống chỉ chứa các  sợi cảm  giác và  rễ  trước chỉ
            gồm toàn sợi vận động.  Điều này đôi khi được gọi là luật Bell-Magendie.  Khi hai
            rễ gặp nhau ỏ lỗ liên sống, cả hai bó sợi xen lẫn nhau tạo thành dây thần kinh tủy
            sống là một dây hỗn hợp.
                Mỗi dây thần kinh tủy  song chỉ chạy một đoạn rất ngắn sau  khi ra khỏi ống
            sống, rồi phân thành hai ngành chính:  ngành lưng và ngành bụng.  Những ngành
            lưng chi  phối cho các  mô ỏ lưng.  Ngành bụng lón hơn và  quan trọng hơn,  nó đến
            mô ỏ mặt trước và bên của cơ thể. Ở vùng ngực, ngành bụng tạo thành những dãy
            thần kinh liên sườn; ở vùng cổ và vùng thắt lưng cùng, các ngành trước kết hợp với
            nhau tạo thành các đám rối thần kinh. Từ các đám rối sẽ phân các dây thần kinh.
             Các dây thần kinh này phụ trách vận động một hay nhiều cơ và chi phôi cảm giác
            da cũng như các mô dưới da.
             B. CÁC DÂY THẦN KINH sọ NÃO
                Các dây thần kinh sọ não là một nhóm dây thần kinh không đồng nhất.  Khác
            với dây thần kinh tủy sống, nó không có một điểm tương đồng nào ngoại trừ tất cả
            đều xuất phát từ não bộ.  Không như ở tủy sống,  các dây thần kinh sọ não không
            nối tiếp nhau  để tạo thành đám rối thần kinh.  Có tất cả  12 đôi dây thần kinh sọ.
             Chúng được chia ra làm ba loại:  dây thần kinh vận động,  dây thần kinh cảm giác
            và các dây thần kinh hỗn hợp.
                Dây thần kinh cảm giác gồm có ba dây: dây thần kinh khứu giác (I)  bắt nguồn
            từ niêm mạc khứu giác ở tầng mũi trên; dây thần kinh thị giác (II) đi từ võng mạc
            và dây thần kinh thăng bằng-thính giác (VIII)  phát xuất từ tai trong.  Cà ba đều
            chui vào hộp sọ, qua não bộ để đến các trung khu tiếp nhận cảm giác tương ứng ở
            võ não.  Dây thần kinh thăng bằng-thính  giác  thực chất bao gồm có hai  dây: dây
            thính giác đi từ ốc tai và dây thăng bằng đi từ tiền đình và các ống bán khuyên.
                Dây thần kinh vận động gồm có ba dây vận động cơ nhãn cầu, một dây vận động
            cơ  thang  và  cơ  ức—đòn-chũm,  một  dây  vận  động  lưỡi.  Dáy  thần  kinh  vận  nhãn
            chung (III)  chi phôi tã  cả  các cơ vận  động  mắt,  ngoại trừ cơ chéo  lớn  do dây thần
            kỉnh cảm động (IV) chi phôi và cơ thẳng ngoài do dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI)
            điều  khiển. Dây thần kinh gai  (XI) còn  gọi  là dây thần kinh  phụ có hai  rễ.  Rễ tùy
            sống đi từ các rễ thần kinh sống cổ thứ tư và thứ năm đi lên,  chui qua lỗ chẩm rồi
            kêt hợp với rễ phát sinh từ hành não để tạo thành dây thần kinh gai đi ra ngoài hộp
            sọ.  Dây  này phân  làm  hai  nhánh:  nhánh có gốc  tủy  sông vận  động cơ  thang và cơ
            ức-đòn-chũm; nhánh từ hành não là nhánh nôi với dây thần kinh phế-vị. Vặn động
            các cơ lưỡi là dây thần kinh hạ thiệt (XII). Dầy thần kinh này còn tách ra một nhánh
            đê  đi xuống dưới,  tiếp  nối  với nhánh  xuống của  đám  rối cổ sâu  tạo  thành  quai cổ.
            Đám rối cô sâu qua quai này sẽ phân nhánh cho các cơ dưối móng.

            184
   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190