Page 89 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 89
Nguyên lý này được điều khiển bằng một bộ khống chế ngoài - gọi là "servo
control" để điều chỉnh sự không đồng nhất của chùm tia.
Hình 6.16. Bố trí của các cuộn lái tia quanh buồng tăng tốc.
b. Các cuộn hội tụ
Khi các electron được gia tốc qua ống dẫn, chúng luôn có xu hướng bị
phân kỳ. Có một thành phần nhỏ xuyên tâm, và mỗi một electron riêng lẻ đều có
cùng điện tích sẽ đẩy nhau. Khi các electron đạt đến một xung lượng nào đó thì
hiệu ứng phân kỳ ở các lực này sẽ giảm đi. Lực xuyên tâm do các điện trường
gây ra vẫn không đổi, nhưng xung lượng chùm tia tăng và ổn định hơn làm cho
sự phân kỳ giảm dần liên tục.
Một điều nữa là khi các electron đạt gần đến tốc độ của lực hấp dẫn từ
trường, thì bản thân mỗi một electron tạo nên chùm tia sẽ chống lại các lực phân
kỳ. Điện trường hội tụ được cung cấp bởi một loạt các cuộn dây, và tác dụng của
các cuộn dây này lên các electron (hình 6.17). Tuy nhiên, trong thực tế, các cuộn
dây (solenoid) không gây ra sự hội tụ tại bất kỳ điểm nào ở bên trong hoặc ngoài
của bản thân các cuộn dây đó. Hình 6.17 chỉ ra 2 electron phân kỳ trên đoạn
chuyển động ban đầu trong trường chuyển động của cuộn dây. Electron ở bên
trên sẽ chuyển động theo đường xoắn ốc cùng chiều kim đồng hồ. Cả hai electron
này chuyển động cùng pha và cùng tần số quay, vì vậy sau mỗi một vòng, sẽ có
một thời điểm tiếp tuyến với trục và các electron sẽ được hội tụ. Điểm hội tụ
chính xác phụ thuộc vào cường độ điện trường, vào tốc độ của các electron và
sóng cao tần (thành phần liên quan đến điện trường xuyên tâm), và tất cả phụ
thuộc vào chiều dài của buồng tăng tốc.
Hình 6.17. Giải thích sự phân kỳ trong trường của cuôn dây
Các cuộn dây hội tụ đồng trục với ống dẫn sóng và vỏ nước làm nguội của
nó (đương nhiên phải cấu tạo bằng vật liệu không có từ tính). Điện trường tăng
89