Page 90 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 90

lên tại phía đầu năng lượng thấp của ống dẫn sóng có thể được cung cấp bằng
               cách tăng thêm số vòng dây trên một đơn vị chiều dài tại đầu này, hoặc tăng số
               cuộn dây được phân bố trên một hàng dọc theo trục mỗi cuộn cung cấp  cùng một
               điện trường theo cùng một hướng. Trong trường hợp này, dòng điện trong từng
               cuộn dây, và do đó điện trường của nó trong mỗi phần của ống dẫn sóng có thể
               điều khiển một cách riêng rẽ.
                       Với các điện trường lái tia ban đầu, điện trường hội tụ thực hiện 2 chức
               năng có liên quan, nó ngăn dòng electron khỏi sự phân kỳ và đập vào ống dẫn
               sóng và lái chùm electron theo tiết diện có kích thước như yêu cầu tại một điểm
               xác định trong ống dẫn sóng. Trị số chính xác của dòng điện trong các cuộn dây
               được xác định theo kinh điển và cần phải ổn định rất cao, đồng thời phải được
               kiểm soát sao cho máy gia tốc sẽ phải ngắt khi xảy ra sự quá giới hạn dòng. Nếu
               không sẽ xảy ra sự thay đổi bất thường về sự phân bố liều lượng bên trong chùm
               bức xạ hiệu dụng, bởi sẽ có sự xuất hiện ngoài ý muốn các tia-X sinh ra do các
               electron đập vào buồng dẫn sóng.
               4.3. Phương pháp kiểm soát chùm tia (Monitor Unit-MU)
                     Trong thao tác điều trị, chỉ một vài thay đổi nhỏ và thậm chí ảnh hưởng của
               nhiệt độ, độ ẩm môi trường cũng sẽ gây tác động đáng kể đến hiệu quả của chùm
               tia, về cả năng lượng và sự phân bố liều lượng của nó đối với bệnh nhân.
               4.3.1. Kiểm soát chùm tia
                     Việc kiểm soát chùm tia bao gồm một cặp buồng ion hoá để kiểm soát toàn
               bộ phần diện tích cắt ngang của chùm tia khi nó đi qua bộ phận lọc phẳng và lọc
               tán xạ. Có 3 yêu cầu cơ bản đối với việc kiểm soát này là:
                   1. Buồng Ion hoá phải "mảnh"
                    2. Độ nhạy của nó không phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất môi trường
                        ngoài.
                    3. Các buồng ion hoá cần phải làm việc ở chế độ bão hòa.
                     Buồng ion hóa cần "mảnh" là do yêu cầu để không gây cản trở chùm tia và
               không gây ra vùng bán dạ phụ trong chùm tia. Điều kiện này được thoả mãn đối
               với các chùm tia-X bằng cách sử dụng cả hai bản cực của buồng Ion hoá có cực
               song song và vỏ của nó là chất liệu nhôm (hình 6.27). Độ dày của bản cực thường
               khoảng 0,1 mm. Các điện cực phẳng song song của cặp buồng Ion hoạt động như
               các detector độc lập trong việc kiểm soát liều lượng (cũng như kiểm soát suất
               liều).




















                                 Hình 6.27. Bố trí chi tiết các buồng ion (Monitor).



                                                            90
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95