Page 84 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 84
electron phải được uống đúng vào bia tia-X hay cửa sổ chùm electron. Có nhiều
cách thực hiện vấn đề này, song nói chung đều nằm trong 3 loại góc uốn chủ yếu
dưới đây.
a. Góc uốn 90 0
o
Thuật ngữ "góc uốn 90 " không thực hiện theo đúng nghĩa đen của nó, mà
o
được sử dụng để mô tả sự uốn chùm tia với bất kỳ góc nào gần giới hạn 90
(thường hơi lớn hơn một chút), bằng một hệ từ trường đơn giản. Đặc điểm chính
o
của hệ thống uốn chùm tia 90 được chỉ trên hình 6.18.
Hình 6. 18. Hệ thống uốn 90 . (a): Trong mặt phẳng quỹ đạo electron
o
(b): Vuông góc với quỹ đạo electron
Các electron xuất hiện từ ống tăng tốc, đi vào ống dẫn sóng và vào một tổ
hợp chân không phẳng được đặt giữa các điện cực song song, phẳng của một từ
trường lưỡng cực. Đối với các máy phát một mức năng lượng photon, thì từ
trường lưỡng cực này có thể là một nam châm vĩnh cửu, nhưng thông thường một
điện trường cho phép sử dụng với các mức năng lượng khác nhau của electron.
Cường độ từ trường được lựa chọn để uốn một cách chính xác chùm electron theo
yêu cầu của năng lượng giữa ống dẫn sóng và trục chùm tia điều trị. Bán kính
cong của chùm tia hoạt động như một phổ kế năng lượng. Năng lượng của các
electron càng cao thì phổ càng nhỏ hơn đối với các electron năng lượng thấp. Do
vậy cần phải giữ ổn định cho cả điện trường và năng lượng electron một cách thật
chính xác. Trên hình 6.19 cho thấy nếu một electron chuyển động theo quãng
đường dài hơn, sẽ bị uốn cong nhiều hơn (đường chấm chấm) trong điện trường,
còn electron chuyển động theo quãng đường ngắn hơn sẽ bị uốn cong ít hơn
(đường liền nét).
o
Hình 6-19 (trên): Hiệu ứng dịch chuyển tại lối vào của hệ thống uốn 90
Hình 6-19 (dưới): Hệ thống uốn chùm tia với góc 270 o
84