Page 8 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 8

Cường độ
                                                  tương ứng
                                              10

                                                             K   Bức xạ đặc
                                                                     trưng

                                               5               K


                                                                      Bức xạ hãm
                                                                                          Năng lượng
                                                                                         Photon (keV)
                                                0         50       100       150       200
                                               100     50  20          10
                                                                             Bước sóng 
                                                                                 (pm)
                               Hình 1.4. Phổ năng lượng X - quang phát ra bởi anốt Tungsten ở 130kV
               1.2.2. Bức xạ hãm
                     Một kiểu tương tác thứ hai là sự chiếu xạ liên tục của các electron tới anốt tạo
               thành phổ phát xạ tia X, gọi là Bức xạ hãm (Bremsstrahlung Radiation) (X hãm). Bức
               xạ này hình thành do sự thay đổi đột ngột tốc độ của chùm electron khi gặp bề mặt
               anốt, làm giảm tức thời động năng electron và một phần của lượng giảm này chuyển

               thành năng lượng tia X.
                     Bức xạ hãm chứa hầu hết năng lượng tia X, vì vậy nó rất quan trọng trong các
               ứng dụng y học dựa trên cơ sở sự hấp thụ năng lượng hay đúng hơn là trong phép đo
               lường liên quan tới bước sóng, như là trong các nghiên cứu tinh thể học sử dụng tia
               X.
                     Mối liên hệ giữa điện thế anốt và năng lượng phôtôn bức xạ được chỉ ra trên
               hình 1.4. Khi tăng điện áp anốt ở điều kiện dòng tia không đổi sẽ làm tăng năng
               lượng các electron trong chùm. Thực tế, năng lượng của electron khi đập vào anốt
               được cho bởi biểu thức:
                                      E e = e. V A                                       (2.2)
                       ở đây e là điện tích electron (e= -1.602 x 10    -19  C).
                              E e được tính theo đơn vị eV.
                     1 eV là năng lượng thu được từ một electron được tăng tốc bởi điện áp 1V.
                     Mặt khác, khi electron tương tác với nguyên tử của anốt sẽ tạo ra tia X có năng
               lượng phù hợp với cơ học lượng tử theo công thức:
                     E p = h. f                                          (2.3)
                     Ở đây h là hằng số Planck (h= 6.625 x 10            -34  Js); f là tần số của phôtôn. Từ
               những phân tích trên cho thấy: tia X không thể có năng lượng lớn hơn năng lượng
               của electron sinh ra nó trong tương tác. Như vậy năng lượng tia X hãm không thể
               vượt quá giá trị e. V A và được giới hạn bởi điện áp anốt.
                     Khi va chạm các điện tử bị hãm đột ngột và do chuyển động có gia tốc của hạt
               mang điện dẫn đến sự xuất hiện trường điện từ và do đó bức xạ hãm có phổ liên tục.



                                                               8
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13