Page 4 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 4
Thời gian này Rơnghen làm việc ở trường đại học Tổng hợp Wuerzburg ở Đức.
Một điều kiện khá may mắn là Rơnghen rất chú ý tới việc chụp ảnh. Do vậy ngày
8/11/1895 ông đã nhận thấy một số vật phát quang trong vùng lân cận của một ống
Crookes, ống này được ông cung cấp một dòng điện nhờ một cuộn cảm ứng nối với
một bộ pin. Khi xem xét những vật thể mà nó phát quang, ông nhận thấy chúng được
phủ một lớp hóa chất đặc biệt. Tất nhiên tia katốt trong ống là nguyên nhân của sự
phát quang.
Ngày 28/12/1895 Rơnghen đã báo cáo lần đầu tiên về phát minh này.
Năm 1895 nhiều nhà bác học đã nghiên cứu về tia âm cực. Và họ đặt các câu
hỏi:
Tia âm cực là gì? Nó là một dòng hạt như kết luận của Crookes hay là sóng điện
từ như quan niệm của Hertz?
Sự hiểu biết về tia X thời gian này còn rất hạn chế vì điều kiện thí nghiệm không
đầy đủ.
Đến năm 1911 bằng thí nghiệm nổi tiếng của mình Milikan mới chứng minh
được sự tồn tại của điện tử và công trình này được tặng giải thưởng Nobel năm 1923.
Người ta dùng một ống thủy tinh có hai cực A và K, bên trong chứa khí áp suất thấp
khoảng 10‾³ mmHg
Ở hai đầu katốt K và anốt A khi đặt một điện thế một chiều, khoảng vài nghìn
vol, sẽ quan sát được hiện tượng phóng điện trong khí kém. Lúc này khí trong ống sẽ
phát sáng (hình 1.2)
Hình 1.2. Sự phóng điện qua chất khí
Khi quan sát kỹ dọc theo ống ta thấy sự phát sáng không đều và có những
khoảng sáng tối:
1: là khoảng sáng thứ nhất bao quanh âm cực.
2: là khoảng tối Crookes.
3: là khoảng sáng thứ hai.
4: là khoảng tối Faraday.
5: là khoảng sáng dương cực.
Nếu hạ thấp áp suất chất khí thì khoảng tối Crookes sẽ nới rộng và có thể chiếm
hết cả ống. Tuy nhiên hiện tượng phóng điện vẫn tiếp diễn. Nếu đặt một lá kim loại
giữa âm cực và dương cực có thể thấy trên thành ống đối diện với âm cực xuất hiện
bóng đen của lá kim loại đó. Như vậy rõ ràng là từ âm cực đã phát ra một loại tia mà
người ta gọi là tia âm cực.
Để tìm hiểu bản chất tia âm cực, các nhà khoa học như Cruc (Crookes), Peranh
(Perrin), Tômxơn (Thomson) đã làm nhiều thí nghiệm và đã tìm thấy một số tính chất
quan trọng của tia âm cực như sau:
5
Vận tốc của tia âm cực được Tômxơn đo năm 1894 có giá trị bằng 1,9.10 m/s.
8
So sánh với vận tốc ánh sáng C = 3.10 m/s thì vận tốc của tia âm cực nhỏ hơn rất
nhiều. Do vậy không thể đồng nhất tia âm cực với ánh sáng được.
4