Page 7 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 7

lĩnh vực chuyên biệt trong y tế sử dụng ảnh tia X và các kĩ thuật khác để chẩn đoán
               bệnh bằng hình ảnh nên còn được gọi là Khoa chẩn đoán hình ảnh.
                     Việc sử dụng tia X đặc biệt hữu dụng trong việc xác định bệnh lý về xương,
               nhưng cũng có thể giúp ích tìm ra các bệnh về phần mềm. Một vài ví dụ như khảo sát
               ngực, có thể dùng để chẩn đoán bệnh về phổi như là viêm phổi, ung thư phổi hay phù
               nề phổi, và khảo sát vùng bụng, có thể phát hiện ra tắc ruột (tắc thực quản), tràn khí
               (từ thủng ruột), tràn dịch (trong khoang bụng).
                     Trong vài trường hợp, sử dụng X quang còn gây tranh cãi, như là sỏi mật (ít khi
               cản quang) hay sỏi thận (thường thấy nhưng không phải luôn luôn). Hơn nữa, các tư
               thế chụp X quang truyền thống ít sử dụng trong việc tạo hình các phần mềm như não
               hay cơ. Việc tạo hình cho phần mềm được thay thế bằng kĩ thuật chụp Cắt lớp vi tính
               computed axial tomography, CAT hay CT scanning) hoặc tạo hình bằng chụp cộng
               hưởng từ (MRI) hay siêu âm.
                     Tia X còn được sử dụng trong kỹ thuật soi trực tiếp thời gian thực, như thăm
               khám thành mạch máu hay nghiên cứu độ cản quang của các tạng rỗng nội tạng (chất
               lỏng cản quang trong các quai ruột lớn hay nhỏ) bằng cách sử dụng máy chiếu huỳnh
               quang. Hình ảnh giải phẫu mạch máu cũng như các can thiệp y tế qua hệ thống động
               mạch đều dựa vào các máy soi X quang để định vị các thương tổn tiềm tàng và có thể
               chữa trị.
                     Xạ trị tia X, là một can thiệp y tế, hiện nay dùng chuyên biệt cho ung thư, dùng
               các tia X có năng lượng mạnh.
               1.2. Phân loại bức xạ tia X
               1.2.1. Bức xạ đặc trưng (bức xạ rời rạc: là sự chênh lệch năng lượng liên kết giữa 2

               quỹ đạo khi điện tử chuyển mức)
                     Mỗi tia X - quang được tạo ra khi có một electron trong chùm electron bay tới
               Anốt và tương tác với nguyên tử của nó. Sự tương tác này làm cho electron ở quỹ đạo
               năng lượng thấp K của nguyên tử chuyển lên quỹ đạo có mức năng lượng cao hơn L,
               M…, sau đó nó quay lại quỹ đạo cũ và phát ra phôtôn năng lượng, gọi là bức xạ đặc
               trưng  (Characteristic  Radiation)  (X  đặc  trưng)  có  năng  lượng  xác  định  theo  công
               thức:
                             c
                      h =  h  =  E L ,M ...  −  E K                                        ) 1 . 2 (
                             
                     Các mức năng lượng K, K được minh hoạ trên hình 1.4 tượng trưng cho sự
               chuyển đổi năng lượng giữa các quỹ đạo khác nhau trong nguyên tử.
                     Bức xạ đặc trưng được ứng dụng trong chụp các mô mềm như chụp vú.























                                                               7
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12