Page 12 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 12

Không khí                       0.0013
                                Nước                            1
                                Cơ                              1.06

                                Mỡ                              0.91
                                Xương                           1.85
               2.2. Các hiệu ứng xảy ra trong quá trình tương tác
                     Khi tia X đi xuyên qua lớp vật chất, phôtôn năng lượng lớn sẽ truyền năng lượng
               của nó cho lớp vật chất đó và sản phẩm tạo ra là các hạt vi mô tích điện (electron,
               pozitron…) có năng lượng lớn. Các hạt vi mô này sẽ ion hoá vật chất. Vì vậy, người
               ta nói tia X đã gián tiếp ion hoá vật chất.
                       Quá trình tương tác của tia X với vật chất diễn ra thông qua 3 hiệu ứng cơ bản
               sau:
               2.2.1. Hiệu ứng quang điện
                     Đây là hiện tượng các điện tử bị bứt ra khỏi một lớp điện tử nào đó của nguyên
               tử do nhận được năng lượng của chùm tia X chiếu tới. Đồng thời với quá trình này,
               các electron ở các lớp ngoài sẽ chuyển vào chiếm chỗ và phát ra các phôtôn thứ cấp
               có năng lượng được xác định theo công thức:
                     hv =  E − E t                                                      ) 7 . 2 (
                            c
                       Xác suất xảy ra hiệu ứng quang điện phụ thuộc vào số nguyên tử Z của vật chất
               hấp thụ và giảm khi năng lượng của phôtôn tới tăng lên.
               2.2.2. Hiệu ứng tạo cặp
                     Với các phôtôn có năng lượng cao cỡ 1.02MeV trở lên thì sẽ gây ra hiệu ứng tạo
               cặp. Khi tương tác với vật chất, chúng tiến gần đến hạt nhân có số Z lớn, tương tác
               với trường hạt nhân và biến mất, đồng thời xuất hiện các cặp pozitron - electron với
               hệ thức năng lượng của quá trình tạo cặp là:
                            −
                                  +
                     hv =  E +  E +   . 1  02MeV                                         ) 8 . 2 (
                            d
                                 d
               2.2.3. Hiệu ứng tán xạ kết hợp và không kết hợp
                     Các phôtôn có năng lượng trong khoảng 0.1 đến 2 MeV, khi đi qua vật chất sẽ
               tương tác với điện tử tự do có trong đó. Sự tán xạ không kết hợp xuất hiện khi năng
               lượng phôtôn tới còn thấp tương tác với các điện tử tự do hoặc các điện tử liên kết
               yếu. Kết quả là điện tử sẽ chuyển động dao động với tần số của trường đặt vào và
               phát ra sóng điện từ với cùng tần số. Còn khi năng lượng của phôtôn tới lớn thì xuất
               hiện  tán  xạ  không kết  hợp  hay  hiệu  ứng  Compton, trong  đó phôtôn  nhường  năng
               lượng của mình cho điện tử (điện tử giật), sau đó truyền qua vật chất với năng lượng
               nhỏ hơn. Có thể mô tả quá trình trên theo biểu thức:
                             ,
                     hv =  hv + E d                                                      ) 9 . 2 (
               3. Nguyên lý tạo ảnh X quang
               3.1. Nguyên lý chung
                     Dựa vào đặc tính tia Rơnghen, người ta đã phát triển kỹ thuật phân tích cấu trúc
               vật chất trên nguyên lý ứng dụng loại tia này. Cơ sở của phương pháp phân tích cấu
               trúc vĩ mô vật chất là quy luật hấp thụ và sự phụ thuộc của hệ số hấp thụ tuyến tính
               vào đặc tính cấu trúc của vật cần nghiên cứu. Những phần dầy mỏng khác nhau, có
               khối lượng riêng khác nhau sẽ hấp thụ tia Rơnghen không đồng đều nhau.
                     Cơ chế của quá trình này diễn ra như sau:



                                                              12
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17