Page 5 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 5

- Tia âm cực có khả năng làm quay một chong chóng nhỏ nếu chong chóng đó
               trên đường đi của tia âm cực. Điều đó chứng tỏ tia âm cực là một chùm hạt, đã truyền
               động năng của mình cho chong chóng quay.
                     - Tia âm cực bị lệch hướng dưới tác dụng của điện trường và từ trường.
                     - Khi đo độ lệch của tia âm cực dưới tác dụng đồng thời của điện trường và từ
                                                                         e
               trường, năm 1897 Tômxơn đã xác định được tỷ số                của các hạt tạo nên tia âm cực:
                                                                        m e
                                            e
                                                            11
                                                         = 0,175.10  culông/kg
                                           m e
                     Ta nhớ rằng trước đó khi nghiên cứu về sự dẫn điện của dụng dịch và các định
               luật về điện phân của Faraday và định luật Avôgadrô, người ta đã chứng minh được
               sự tồn tại của một nguyên tố điện tích, nghĩa là một điện tích (hay điện tích của ion
               hóa trị một) là e và xác định được giá trị:
                                                   1F
                                                                -19
                                                        e =      ≈ 1,6.10  culông/kg
                                                  1N
                                                                 4
                     Trong đó: 1F: là 1 Faraday = 9,6522.10  culông.
                                                                23
                                      N: số Avôgadrô = 6,059.10  nguyên tử, là số nguyên tử chứa trong
               một nguyên tử gam của mội nguyên tố.
                      Do đó, người ta có thể xác định được khối lượng của các hạt tạo nên trên âm
               cực. Kết quả cho thấy các hạt tạo nên trên âm cực mang điện tích âm, có khối lượng
               nhỏ hơn hàng nghìn lần so với khối lượng của nguyên tử. Như vậy không thể nhầm
               tia cực âm với các ion âm được.
                     Ta thấy tia âm cực thực chất là một chuỗi hạt mang điện tích âm có khối lượng
               nhỏ hơn khối lượng nguyên tử hàng nghìn lần.
               1.1.2. Phương pháp tạo tia X và bản chất của tia X
                     Sơ đồ nguồn phát xạ tia Rơnghen được chỉ ra trên hình 1.3:
                                                          Tia X

                                                    Katot
                                                                                  Anot



                                             Hình 1.3. Sơ đồ nguồn bức xạ Rơnghen

                     Cơ chế phát xạ Rơnghen được giải thích như sau:

                     Khi katôt được nung nóng đủ mức nó phát ra các nhiệt điện tử. Dưới tác động
               của điện trường mạnh giữa Anôt và katôt (do hiệu điện thế cao gây ra), các nhiệt điện
               tử này chuyển động về phía Anôt làm bằng kim loại nặng (như vonfram)  với vận tốc
               và gia tốc rất lớn tới đập vào Anôt và dừng lại đột ngột. Từ Anôt phát ra chùm tia
               Rơnghen theo mọi hướng. Để định hướng chùm tia, người ta sử dụng nhiều giải pháp
               kỹ thuật khác nhau (Anôt đặt nghiêng, bóng bọc chì kín có cửa sổ xác định).
                     Tia Rơnghen không nhìn thấy bằng mắt thường, nó có đặc tính làm phát quang
               một số chất, nó cũng có tác dụng lêm kính ảnh và gây ra sự ion hóa trong các chất khí
                     Tất cả những đặc tính này đã được dử dụng để phát hiện vá nghiên cứu về tia
               Rơnghen

                                                               5
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10