Page 13 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 13

Chùm tia Rơnghen phát ra với cường độ đồng đều, được chiếu lên một tiết diện
               đủ bao quát đối tượng nghiên cứu. Sau khi đi qua đối tượng, tia này sẽ bị hấp thụ
               khác nhau đối với mỗi phần tử của thiết diện. Chùm tia ló ra lúc này chứa đựng ảnh
               ẩn của đối tượng, sẽ được khôi phục lại trên phim hiện hình trực tiếp hay hiển thị trên
               màn hình nhờ các thiết bị xử lý đầu cuối. Chùm tia bị hấp thụ tỷ lệ số lượng nguyên
               tử của đối tượng nó truyền qua.
                     Bằng các kỹ thuật khác nhau người ta có thể làm cho hình ảnh rõ nét, cho phép
               phân tích cấu trúc của từng lớp vật chất nằm song song trong đối tượng nghiên cứu.
               Phương pháp phân tích cấu trúc vĩ mô này là cơ sở của kỹ thuật chẩn đoán bằng tia
               Rơnghen (chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh) trong ngành Y tế.
               3.2. Nguyên lý tạo ảnh X quang cổ điển
                      Chùm tia X sau khi truyền qua vùng thăm khám của cơ thể thì suy giảm do bị
               hấp thụ bởi các cấu trúc. Sự suy giảm này phụ thuộc vào độ dày, mật độ của các cấu
               trúc  mà  nó  đi  qua  do  vậy  tác  động  của  chùm  tia  còn  lại  tới  bộ  phận  thu  nhận  là
               cassette đựng film, dùng máy rửa hoặc rửa tay qua các hoạt chất khác nhau trong
               buồng tối để hiện tiền ảnh từ tấm film.

               3.3. Nguyên lý tạo ảnh X quang kỹ thuật số
                      Chùm tia X sau khi truyền qua vùng thăm khám của cơ thể thì suy giảm do bị
               hấp thụ bởi các cấu trúc. Sự suy giảm này phụ thuộc vào độ dày, mật độ của các cấu
               trúc mà nó đi qua do vậy tác động của chùm tia còn lại tới bộ phận thu nhận là các
               tấm nhận ảnh CR hoặc DR, các máy tính sẽ xử lý tín hiệu và tạo ảnh. Các ảnh nhận
               được dễ dàng được xử lý, lưu trữ, truyền ảnh giúp thuận tiện cho theo dõi và chẩn

               đoán bệnh.



























                Hình. Mô tả quá trình tạo ảnh và sự khác nhau cơ bản giữa X quang cổ điển-CR-DR















                                                              13
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18